Rong Kinh Rong Huyết Và Những Điều Cần Biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Rong kinh rong huyết là tình trạng chảy máu bất thường có liên quan hoặc không liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Để biết chi tiết về tình trạng này cũng như các biện pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả, các bạn có thể xem thêm trong bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện. 

Rong kinh rong huyết là gì?

Như chúng ta đều biết, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Nhưng khi bị rong kinh rong huyết, thời gian hành kinh có thể kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi có thể nhiều hơn 80ml/chu kỳ. 

Xem thêm: Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục

rong kinh rong huyet
Rong kinh rong huyết là tình trạng chảy máu bất thường

Do mất nhiều máu nên chị em lúc này dễ gặp phải các triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, nhức đầu,… Bên cạnh đó, khi máu kinh ra nhiều sẽ khiến vùng kín luôn ẩm ướt, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Nguy hiểm hơn, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, rong kinh có thể dẫn tới các biến chứng phụ khoa nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em. 

Mặt khác, rong kinh, rong huyết cũng khiến các bạn nữ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, tác động xấu tới hiệu quả công việc và quan hệ vợ chồng. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 11 – 13% nữ giới bị rong kinh, rong huyết. Trong đó độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm khoảng ⅔. 

Triệu chứng cụ thể

Phụ nữ bị rong kinh rong huyết sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài liên tục trên 7 ngày và chị em phải thay băng liên tục mỗi giờ do kinh nguyệt ra nhiều.
  • Kinh nguyệt ra nhiều hơn vào ban đêm và có hiện tượng vón cục.
  • Bị rong huyết trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp. 
  • Có cảm giác đau bụng dưới mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt. 
  • Mệt mỏi, thở dốc, chóng mặt, suy nhược cơ thể do bị thiếu máu, mất máu nhiều. 

Nguyên nhân gây rong huyết

Trên thực tế, tình trạng rong kinh rong huyết xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên chủ yếu là do sự thay đổi hormone khiến lớp niêm mạc bị bong ra vào thời điểm khác trong chu kỳ và dẫn tới rong huyết. 

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh, rong huyết ở nữ giới:

  • Do căng thẳng: Căng thẳng, stress quá mức có thể làm mất cân bằng nội tiết tố và dễ dẫn tới hiện tượng rong kinh, rong huyết ở chị em phụ nữ. 
  • Bị suy dinh dưỡng: Chế độ ăn uống nghèo nàn, suy dinh dưỡng hoặc đang ăn kiêng cũng có thể khiến chị em bị vô kinh hoặc rong huyết. 
  • Vừa có kinh hoặc bị mãn kinh: Thông thường những bé gái mới đến tuổi dậy thì và có kinh lần đầu hoặc phụ nữ trung niên vừa bước qua tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ gặp phải hiện tượng rong kinh, rong huyết. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, chúng xuất hiện do hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi nhưng cơ thể chưa kịp thích nghi. 
  • Điều trị vô sinh, hiếm muộn: Được biết, phụ nữ đang điều trị vô sinh hiếm muộn có thể gặp các triệu chứng liên quan tới kinh nguyệt như rong huyết, thiểu kinh hoặc cường kinh,… 
  • Mang thai: Rong huyết cũng có thể là dấu hiệu cho biết bạn đã có bầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc rong huyết có thể là do mang thai ngoài tử cung. 
  • Sử dụng biện pháp tránh thai: Tình trạng rong huyết có khả năng xuất hiện nếu phụ nữ bắt đầu hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai bằng phương pháp kiểm soát nội tiết. Bao gồm cả việc sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp, uống thuốc tránh thai hàng, cấy que tránh thai, dùng miếng dán ngừa thai hay đặt vòng âm đạo,… 
  • Do mắc bệnh lý: Trường hợp bị rong huyết kéo dài có thể cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Trong đó, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm âm đạo, STIs, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, xoắn ống dẫn trứng, u xơ tử cung, bệnh tuyến – cơ tử cung, bệnh tuyến giáp, polyp, tuyến yên – tuyến thượng thận, rối loạn đông máu, rối loạn chảy máu liên quan đến bệnh bạch cầu,… đều dẫn tới tình trạng rong kinh rong kinh rong huyết. 
  • Bị ung thư: Người mắc ung thư cũng có thể bị rong huyết, đặc biệt là ở phụ nữ đang bước tới giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Các bệnh ung thư có thể gây ra tình trạng rong huyết có thể đến như ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,…

Tham khảo: Rong Kinh Sau Sinh Có Nguy Hiểm Không, Khắc Phục Thế Nào?

rong kinh rong huyet
Ung thư cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rong huyết

Rong kinh rong huyết có nguy hiểm không?

Rong kinh rong huyết có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc rong kinh ít nhiều đều có ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài. Để đảm bảo an toàn, chị em cần sớm tới bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị. 

Mặc dù cần tiến hành điều trị sớm, tuy nhiên bạn không nên tự ý mua thuốc nếu chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Bởi việc tự ý dùng thuốc có thể không mang lại hiệu quả mà trái lại còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Chưa kể, các triệu chứng – nguyên nhân gây rong huyết ở mỗi người là khác nhau nên phác đồ điều trị cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng bệnh lý ở mỗi người. 

Y học ngày càng phát triển, việc chẩn đoán hiện tượng rong kinh cũng như điều trị bằng các kỹ thuật máy móc hiện đại đã trở nên phổ biến và dễ dàng hơn trước. Vậy nên chị em cũng không cần quá lo lắng, thay vào đó hãy tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 

Cách điều trị rong kinh rong huyết hiệu quả

Cách điều trị rong kinh rong huyết sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tùy theo tình trạng cụ thể sau khi thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân áp dụng theo các phương pháp điều trị như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Trên thực tế, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh không thể chấm dứt tình trạng rong kinh, rong huyết. Tuy nhiên, khi bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách hợp lý sẽ giúp hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi do rong huyết gây ra. Theo đó, chị em phụ nữ nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt có trong các loại hạt, trứng, thịt và ăn nhiều rau xanh để chống thiếu máu. 
  • Bổ sung sắt cho cơ thể: Thiếu máu do rong huyết, rong kinh có thể phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng bằng cách bổ sung sắt. Theo đó, chị em có thể bổ sung sắt hoặc các chất có khả năng cân bằng nội tiết, sức khỏe kinh nguyệt như estrogen, phytoestrogen,…
  • Dùng thuốc: Nếu bị rong kinh nặng, kéo dài, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm mất máu và chống viêm để ngăn chặn nguy cơ mất máu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kê đơn thuốc có tác dụng cân bằng nội tiết tố. 
  • Tiến hành phẫu thuật: Trong trường hợp rong kinh, rong huyết do u xơ, polyp sẽ cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ. Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật chủ yếu là mổ mở và phẫu thuật nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi là phương pháp ít xâm lấn và cho khả năng phục hồi nhanh hơn so với việc mổ mở.  
rong kinh rong huyet
Trong trường hợp có u, polyp, bạn sẽ được chỉ định làm phẫu thuật

Biện pháp phòng tránh

Để hạn chế nguy cơ bị rong kinh rong huyết và những ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt, công việc, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày, đa dạng nguồn thực phẩm – dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên cần tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức uống có cồn và các chất kích thích có hại khác. 
  • Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá độ. 
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập phù hợp với thể trạng, sức lực của bản thân. 
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên, nhất là khi vừa mới dậy thì và tới tuổi tiền mãn kinh. 
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc không kê đơn. 
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ tối thiểu ngày 1 lần để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là trong những ngày hành kinh. Lưu ý, chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ, độ pH phù hợp để tránh làm tổn thương, kích ứng “cô bé”. 

Vừa rồi là những thông tin liên quan tới tình trạng rong kinh rong huyết và cách điều trị, phòng tránh cụ thể. Trường hợp không may rơi mắc phải hiện tượng này, các bạn không nên chủ quan mà cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra nhằm ngăn chặn sớm các biến chứng. 

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *