Nếu Lỡ Ăn Sáng Có Xét Nghiệm Máu Được Không? Giải Đáp

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Bởi trên thực tế, có nhiều trường hợp có ăn sáng nhưng vẫn tiến hành xét nghiệm máu được. Song lại có những đối tượng phải rời lịch thăm khám do đã lỡ ăn sáng. Vậy ăn sáng rồi có xét nghiệm máu được không? Hãy cùng Nhất Nam Y Viện tìm hiểu trong bài viết dưới đây để giải đáp cho những thắc mắc trên. 

Xét nghiệm máu có tác dụng gì?

Trước khi giải đáp cho vấn đề “xét nghiệm máu có được ăn sáng không” hay “lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không”. Các bạn cần biết xét nghiệm máu có tác dụng gì và tại sao cần nhịn ăn sáng trước khi thực hiện.

Xét nghiệm máu sẽ được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh lý. Kết quản xét nghiệm sẽ cho bác sĩ biết hàm lượng các chất nhất định trong máu cũng như số lượng tế bào máu. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu, giúp đo các chất tồn tại trong máu cũng như đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như tuyến giáp, xương, tim, thận và gan.
  • Xét nghiệm tổng phân tích máu toàn phần – tổng quát nhằm phát hiện các bệnh về máu và các nguy cơ có thể xảy ra. 
  • Xét nghiệm máu còn giúp chẩn đoán bệnh thiếu máu, bệnh mạch vành, tiểu đường, ung thư, HIV,…
  • Kiểm tra tác dụng của các loại thuốc mà người bệnh đang dùng. 

Tham khảo: Biểu Hiện Thiếu Kẽm Ở Nam Giới Và Biện Pháp Khắc Phục

Xét nghiệm máu được áp dụng khá phổ biến trong quá trình chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm máu được áp dụng khá phổ biến trong quá trình chẩn đoán bệnh

Tại sao cần nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm?

Thức ăn sau khi được dung nạp vào cơ thể sẽ nhanh chóng được tiêu hóa, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng.Chúng sẽ được hấp thu vào máu để vận chuyển đi khắp cơ thể nên nếu bạn ăn trước khi xét nghiệm khoảng 4 – 6 giờ có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm máu.

Chính vì thế, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng sớm. Bởi đây là thời điểm thích hợp để đánh giá chính xác nồng độ một số chất trong máu cũng như đáp ứng đủ thời gian nhịn ăn ở một số xét nghiệm. 

Trường hợp lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không?

Lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không sẽ phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm cụ thể. Trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Cụ thể như sau: 

Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn sáng

Xét nghiệm máu có nên ăn sáng không sẽ phụ thuộc vào loại hình xét nghiệm máu cụ thể mà bác sĩ chỉ định. Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn cần nhịn ăn trước khi thực hiện các loại xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm mỡ máu: Lượng mỡ máu có thể tăng lên sau khi ăn nên người bệnh cần nhịn ăn trong khoảng 9 – 12 giờ trước khi làm xét nghiệm. 
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Cần nhịn ăn tối thiểu từ 8 – 12 tiếng để các chất dư thừa được đào thải hết ra khỏi cơ thể. 
  • Xét nghiệm sắt trong máu: Là xét nghiệm giúp đo lượng sắt trong máu với mục đích xác định các bệnh liên quan tới thiếu sắt. Do sắt có nhiều trong thực phẩm và được hấp thụ rất nhanh vào máu nên nếu người bệnh ăn sáng trước khi xét nghiệm sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả. 
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Được thực hiện với mục đích chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ nên cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. 

Ngoài ra, xét nghiệm chuyển hóa, xét nghiệm vitamin B12,… cũng cần người bệnh nhịn ăn sáng. 

Các xét nghiệm máu không cần nhịn ăn sáng

Lấy máu xét nghiệm có được ăn sáng không? Câu trả lời là có, nếu người bệnh thực hiện những loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm xác định nhóm máu dựa vào loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, kháng thể trong huyết thanh. 
  • Xét nghiệm công thức máu đánh giá số lượng, thành phần máu nhằm xác định các vấn đề sức khỏe hay các rối loạn mà cơ thể đang mắc. 
  • Xét nghiệm tìm giun sán. 
  • Xét nghiệm Beta hCG giúp kiểm tra nồng độ beta hCG trong máu để xác định khả năng mang thai của phụ nữ. Lúc này bệnh nhân không cần nhịn ăn sáng nhưng không nên uống nước ép trái cây, sữa, không dùng đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm với mục đích tìm kháng nguyên, kháng thể HIV. 
  • Xét nghiệm viêm gan B.
  • Xét nghiệm NIPT tầm soát dị tật thai nhi ở phụ nữ đang mang thai sẽ không cần nhịn ăn sáng. 
Xét nghiệm NIPT tầm soát dị tật thai nhi không cần nhịn ăn sáng
Xét nghiệm NIPT tầm soát dị tật thai nhi không cần nhịn ăn sáng

Những lưu ý cần biết trước khi đi xét nghiệm máu

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc “lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không”. Trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số điều sau đây:

  • Nên làm xét nghiệm vào buổi sáng và nhịn ăn qua đêm. Bởi mọi người thường dùng bữa tối muộn vào trước 20 giờ tối. Trong thời gian này, bạn có thể uống nước lọc như bình thường để giữ cho cơ thể đủ nước, không làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu. 
  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê, nước có ga, nhai kẹo cao su, uống nước ngọt, tập thể dục trong thời gian nhịn ăn,… 
  • Trong thời gian trước khi xét nghiệm, bệnh nhân vẫn có thể dùng thuốc như bình thường, ngoại trừ trường hợp có chỉ định từ bác sĩ. 
  • Việc nhịn ăn ở phụ nữ mang thai được xem là vấn đề khá an toàn nhưng bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ để có cách nhịn ăn khoa học nhất.

Tóm lại, việc lỡ ăn sáng có xét nghiệm được không còn phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm mà bệnh nhân cần thực hiện. Việc ăn sáng trước khi xét nghiệm có thể làm sai kết quả chẩn đoán hoặc gây mất thời gian khi phải chuyển lịch thực hiện qua buổi khác. Do đó, hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để việc thăm khám, chẩn đoán bệnh được diễn ra thuận lợi, an toàn và cho kết quả chính xác. 

Tìm hiểu ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *