Viêm Khớp Liên Mấu : Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm khớp liên mấu cột sống là tình trạng bệnh có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Diễn biến của bệnh khá phức tạp, khi để lâu sẽ dễ gây ra các biến chứng sau này, do vậy nên điều trị càng sớm càng tốt.

Tổng quan bệnh viêm khớp liên mấu cột sống

Viêm khớp liên mấu cột sống là gì, nguyên nhân và biểu hiện ra sao? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây

Viêm khớp liên mấu cột sống là gì?

Khớp xương cột sống thông thường sẽ có hai mấu trên và dưới, đây cũng là những điểm tựa để một số khối cơ bám vào. Các khớp xương liền nhau sẽ có các mấu nối kề nhau tạo thành khớp liên mấu cột sống.

Vậy viêm khớp liên mấu là tình trạng viêm tại vị trí khớp giao giữa mấu chuyển trên và mấu chuyển dưới. Đây là bệnh khá phổ biến và có nguy cơ mắc bệnh rải rác ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Viêm khớp liên mấu gây ảnh hưởng đến tổ chức sụn, tác động làm sưng viêm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động của bệnh nhân. Do vậy cần phải có biện pháp điều trị để giúp bệnh nhân điều trị dứt điểm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thì viêm khớp liên mấu cột sống chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Đây là “tổ hợp” của các tình trạng bệnh khác. Bao gồm thoái hóa, hiện tượng quá tải và chấn thương tại khớp.

Hiện tượng quá tải tại khớp nguyên do bởi quá trình thoái hóa đĩa đệm giữa các đốt sống. Khi các đĩa đệm này bị thoái hóa, lớp dịch nên bên trong sẽ thoát ra và chỉ còn lại phần vỏ xơ bên ngoài. Từ đó các khớp liền kề có xu hướng gần nhau hơn, dẫn đến việc ma sát giữa các mấu xương.

Khoảng cách giữa các khớp liền kề giảm, ảnh hưởng đến sụn khớp và hai bên cấu trúc khớp. Ngoài ra, viêm khớp liên mấu còn do tình trạng quá tải tại khớp gây ra.

viem khop lien mau cot song
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh

Triệu chứng điển hình

Viêm khớp liên mấu cột sống có các biểu hiện triệu chứng như sau:

  • Cảm giác bất tiện khi thực hiện động tác vặn mình, xoay người hoặc ưỡn người ra sau và cong người về trước.
  • Khu vực cổ gần như bất động. Nghĩa là khi xoay cổ sang một phía (trái hoặc phải) thì phần cơ thể bên đó phải di chuyển theo.
  • Khu vực đốt sống lưng cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là không còn khả năng giữ thẳng lưng hoặc ngồi ở tư thế cong lưng. Bên cạnh đó còn có triệu chứng khi đang ngồi ở vị trí thấp thì rất khó đứng dậy được.
  • Cảm giác tê bì, mỏi và đau gần như ở toàn bộ cơ thể do các khớp này chèn ép lên dây thần kinh. Có thể kèm theo tình trạng đau mỏi vai gáy, các phần cánh tay và tại chi. Trong trường hợp khớp nằm ở gần thân dưới thì sẽ có tác động làm mỏi chân và đau nhiều ở khu vực mông.
  • Khi thấy các biểu hiện triệu chứng trên xuất hiện, người bệnh nên tiến hành thăm khám ngay.

Bệnh có nguy hiểm không?

Trong trường hợp khớp liên mấu cột sống có biểu hiện viêm nặng, lúc này sụn khớp và dịch khớp sẽ bị bào mòn và phá hủy, dần để lộ bề mặt xương khớp bên dưới. Các khớp xương liền kề sẽ ma sát vào nhau và hình thành nên chồi xương.

Các chồi xương xuất hiện càng nhiều bao nhiêu, chúng càng làm chật lỗ liên hợp nhiều hơn. Đây là khoảng không gian mà rễ thần kinh đi qua bắt nguồn từ ống sống. Khi chồi xương hình thành nhiều hơn, chúng sẽ tác động vào cả bên trong ống sống làm hẹp tổ chức này.

viem khop lien mau cot song
Bệnh viêm khớp chèn ép thần kinh

Trong trường hợp không thăm khám và phát hiện sớm, tình trạng bệnh sẽ có biểu hiện nặng và nếu không được điều trị sẽ xuất hiện nhiều biến chứng như:

  • Chèn ép lên dây thần kinh, ảnh hưởng đến cấu trúc của cột sống.
  • Tác động làm viêm động mạch chủ, biến dạng van động mạch chủ, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Đau nhức kéo dài, khó bình phục, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh.

Viêm khớp liên mấu có chữa khỏi không?

Hiện tại viêm khớp liên mấu cột sống có thể điều trị được, tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà phương án điều trị cũng sẽ khác nhau. Trong trường hợp nhẹ và mới xuất hiện, bệnh nhân có thể hồi phục đến 90% chứa năng. Tuy nhiên càng để tình trạng nặng hơn thì mức độ hồi phục của người bệnh cũng bắt đầu giảm dần.

Đối với các tình trạng bệnh nặng, nên sử dụng phối hợp nhiều biện pháp điều trị cùng lúc, bao gồm cả thuốc uống và các biện pháp hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Như vậy bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh do các bệnh lý nền khác (đặc biệt là thoát vị đĩa đệm) cần thường xuyên thăm khám để phát hiện sớm bệnh viêm khớp liên mấu.

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị viêm khớp liên mấu

Khi xuất hiện các biểu hiện triệu chứng của viêm khớp liên mấu cột sống, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám tại bệnh viện và thực hiện các phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp liên mấu

Thực hiện chẩn đoán viêm khớp liên mấu như sau:

Thăm khám tại chỗ

  • Bác sĩ sẽ hỏi tất cả các triệu chứng liên quan mà bệnh nhân đang mắc phải. Bệnh nhân cũng nên hợp tác và trao đổi tất cả các biểu hiện. Bên cạnh đó cũng nên cung cấp về tiền sử của các bệnh lý khác nếu có.
  • Bác sĩ thực hiện khám tại chỗ thông qua các biểu hiện bên ngoài như mức độ đau, phạm vi, mức độ viêm sưng…để đánh giá sơ bộ về mức độ của bệnh.
  • Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện chụp chiếu hình ảnh khác nhau.

Tiến hành chụp hình ảnh tại khớp

  • Chụp X – quang là chỉ định tiên quyết để đánh giá chức năng cột sống của bệnh nhân hiện tại. Đồng thời có thể xem xét cả mức độ tổn thương tại chỗ.
  • Chụp cắt lớp CT được sử dụng để xem xét tổn thương trên bề mặt của các đốt sống và cột sống.
  • Chụp xạ hình với mục tiêu kiểm tra tổn thương viêm tại chỗ.
viem khop lien mau cot song
Hình ảnh chụp x quang

Xét nghiệm chỉ số máu

  • Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác để chắc chắn hơn về kết luận bệnh.
  • Sau khi thực hiện khám xét và chụp chiếu hình ảnh, kết hợp với thăm khám lâm sàng để kết luận bệnh và nguyên nhân gây ra. Từ đó đưa ra phác đồ cụ thể cho bệnh.

Xem thêm

Mẹo dân gian điều trị viêm khớp liên mấu tại nhà

Các mẹo điều trị viêm khớp liên mấu cột sống tại nhà rất đa dạng và hầu hết là rất dễ để bào chế. Thực hiện các biện pháp này nhằm mục đích điều trị triệu chứng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên trong những trường hợp bệnh nặng xuất hiện biến chứng, thì mẹo dân gian sẽ không có hiệu quả.

Một số mẹo dân gian điều trị viêm khớp liên mấu tại nhà dưới đây thường được sử dụng.

Tinh dầu tràm tiêu viêm giảm đau

Nguyên liệu: Tinh dầu tràm 10mL.

Thực hiện và sử dụng:

  • Làm sạch khu vực đau do viêm khớp liên mấu gây ra. Sau đó sử dụng 5 – 6 giọt tinh dầu tràm nhỏ trực tiếp vào vị trí đau.
  • Thực hiện thoa đều tại chỗ và massage dọc theo cột sống và các vị trí khác.
  • Thực hiện như vậy trong khoảng 15 – 20 phút/lần sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Vận dụng sức nóng từ đá lửa

Nguyên liệu: 5 – 10 viên đá lửa.

Thực hiện và sử dụng:

  • Làm sạch khu vực đau do viêm khớp liên mấu gây ra.
  • Đồng thời làm nóng các viên đá lửa.
  • Sau đó lần lượt đặt các viên đá này dọc theo chiều dài của cột sống, khoảng cách giữa 2 viên khoảng 7 – 10cm. Đảm bảo rằng đá không qua nóng hoặc không quá nguội khi sử dụng.
  • Cách làm này giúp giãn nở các mạch máu, giảm hiện tượng chèn ép rễ thần kinh gây đau. Sử dụng rất hiệu quả khi tình trạng đau tiến triển từ vừa đến nặng.

Vận dụng sức nóng từ muối

Nguyên liệu: 500mg muối sạch.

Thực hiện:

  • Làm sạch khu vực đau do viêm khớp liên mấu gây ra.
  • Làm nóng 500mg muối sạch bằng cách rang trên chảo hoặc quay lò vi sóng. Sau đó cho muối vào vải gạc sạch, đợi nhiệt độ về khoảng 50 – 60 độ thì chườm lên dọc cột sống.
  • Sử dụng muối giúp lượng nhiệt được phân bố đều và kiểm soát nhiệt độ trong suốt quá trình thực hiện tốt hơn.
  • Thực hiện khi có cảm giác đau hoặc cần thư giãn.

Viên khớp liên mấu điều trị Đông y

Viêm khớp liên mấu điều trị Đông y luôn có ưu điểm mang tính ưu việt. Sử dụng có hiệu quả tốt và đặc biệt không có tác động xấu đến cơ thể.

Tuy nhiên dạng dùng này lại bất tiện trong khâu bào chế và điều trị lâu dài mới thấy cải thiện bệnh rõ rệt. Bệnh nhân nên cân nhắc lựa chọn bài thuốc Đông y phù hợp, vì đáp ứng của trên mỗi người là khác nhau.

Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng điều trị viêm khớp liên mấu được trình bày dưới đây.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Ô đậu 50g, thài lài 15g, uy linh tiên 15g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Mang dược liệu rửa sạch qua nước, sau đó để ráo.
  • Cho hai thành phần vào ấm sắc, thêm khoảng 600mL vào rồi bắt đầu sắc thuốc.
  • Thực hiện đun vừa lửa cho đến khi sôi và nước cạn còn khoảng 1 bát thuốc thì dừng.
  • Sử dụng 2 – 3 lần trong ngày đều đặn.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Sinh khương 20g, ba kích 20g, cam thảo 35g, rượu trắng 2000mL.

Thực hiện và sử dụng:

  • Sinh khương, ba kích, cam thảo rửa sạch, rồi phơi khô.
  • Sau khi đã phơi khô, mang ngâm cùng rượu trắng ít nhất trong vòng 10 ngày
  • Vào mỗi bữa trước khi ăn cơm, dùng một chén rượu khoảng 20 – 50ml rồi. Thực hiện 2 lần/ngày.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu: Cà gai leo lấy rễ 20g, hy thiêm 20g, dây đau xương 15g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Rửa sạch sau đó để ráo nước.
  • Bỏ vào ấm sắc thuốc rồi thêm khoảng 500mL nước trắng. Sau đó sắc thuốc đến khi còn khoảng 1 bát thì dừng.
  • Sử dụng 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày bào chế 1 thang thuốc.

Viêm khớp liên mấu và cách điều trị bằng Tây y

Điều trị bằng thuốc tây sẽ có ưu điểm tác dụng nhanh và mạnh, tuy nhiên khi sử dụng lâu dài sẽ không tốt cho chức năng gan thận. Bệnh nhân và bác sĩ nên cân nhắc trước khi sử dụng các dòng thuốc điều trị và nên lựa chọn bắt đầu từ các thuốc cường độ tác dụng nhẹ đến mạnh, ít tác dụng phụ đến nhiều tác dụng phụ…

Sử dụng thuốc Tây

Các dòng thuốc Tây thường sử dụng trong điều trị viêm khớp liên mấu bào gồm:

  • NSAIDs: Nhóm thuốc giảm đau chống viêm quen thuộc. Bao gồm: Paracetamol, diclofenac, meloxicam, ibuprofen, …Hầu hết đều có tác dụng giảm đau tốt và nhanh. Tuy nhiên nhóm chất này ảnh hưởng nhiều đến đường tiêu hóa nên cần thận trọng khi sử dụng.
  • Corticosteroid: Các thuốc chống viêm có cấu trúc steroid. Bao gồm: Hydrocortisone, methylprednisolone, dexamethasone… Sử dụng trong trường hợp các NSAIDs không đáp ứng. Có thể sử dụng dạng tiêm trực tiếp vào tủy sống để tác dụng nhanh hơn. Cần thận trọng vì khi dùng dài hạn sẽ làm suy tuyến thượng thận.
  • Thuốc thuộc nhóm kháng TNF hoặc chất ức chế IL-17 thường được bác sĩ chỉ định khi đáp ứng của 2 dòng trên không hiệu quả. Tuy nhiên dạng thuốc này ít sử dụng.
viem khop lien mau cot song
Điều trị bằng thuốc Tây

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu thường được đi kèm trong quá trình điều trị hoặc thực hiện phục hồi chức năng sau điều trị và phẫu thuật.

Các biện pháp vật lý trị liệu sử dụng trong phục hồi chức năng viêm khớp liên mấu bao gồm:

  • Bài tập hỗ trợ: Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các bài tập tác động đến cột sống bao gồm gập duỗi, vặn người trái phải. Mục tiêu để mở rộng phạm vi hoạt động của các khớp, giảm đau và cải thiện chất lượng xương khớp. Bệnh nhân không nên mạo hiểm tự thực hiện, tốt nhất nên có các kỹ thuật viên hướng dẫn trong quá trình tập luyện.
  • Massage: Thực hiện Massage bằng các loại tinh dầu thiên nhiên dọc cột sống, thực hiện như vậy có tác dụng kéo dãn cột sống, giảm sưng viêm và đau nhức tại chỗ rất hiệu quả.
  • Sóng siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm với năng lượng lớn sẽ giúp giảm áp lực tại các khớp liền kề, cải thiện triệu chứng đau và tình trạng viêm. Bên cạnh đó còn làm khí huyết lưu thông, giúp nhanh lành các tổn thương tại khớp.
  • Hồng ngoại: Dùng đèn hồng ngoại chiếu trực tiếp dọc vùng cột sống. Sóng hồng ngoại tỏa lượng nhiệt lớn giúp cải thiện tình trạng đau và sưng viêm nhanh chóng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được chỉ định khi mà các cách điều trị khác không mang lại hiệu quả lâm sàng. Trong trường hợp Viêm khớp liên mấu cột sống tiến triển nhanh và mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phần khớp khác của cơ thể thì phẫu thuật là điều nên làm.

Phẫu thuật thực hiện hàn xương tại vị trí mặt khớp cột sống. Bác sĩ sử dụng các vít cố định cột sống và không để khớp di chuyển. Sau đó sử dụng xương khớp lấy từ khu vực xương chậu để hàn.

viem khop lien mau cot song
Tiến hành phẫu thuật khi cần

Phải xác định rõ rằng, khi thực hiện phẫu thuật thì chi phí bỏ ra là rất lớn, bên cạnh đó khoảng thời gian để nằm chờ phục hồi sẽ khá lâu. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân có thể an tâm về mức độ tái phát và khả năng ổn định tình trạng bệnh là rất cao và cao nhất trong các biện pháp điều trị đã kể tên.

Viêm khớp liên mấu ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị

Trong quá trình điều trị viêm khớp liên mấu cột sống, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt. Bởi những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình điều trị.

  • Bệnh nhân nên lựa chọn các nguồn thực phẩm dưới đây để sử dụng trong quá trình điều trị viêm khớp liên mấu:
  • Nhóm các món ăn giàu vitamin thuộc nhóm B như B1, B6, B12. Các vitamin này giúp giảm mức độ nhạy cảm của cơ thể và giảm đau thần kinh liên quan đến đốt sống rất tốt.
  • Nhóm các protein từ hải sản, đặc biệt là các dạng sụn. Các đồ ăn này sẽ giúp tái tạo tế bào sụn khớp, giảm ma sát giữa các khớp, đặc biệt trong tình trạng thoát vị. Bên cạnh đó còn cung cấp thêm nguyên tố vi lượng kẽm giúp tăng khả năng lành vết thương sau quá trình phẫu thuật.
  • Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ có chứa hàm lượng cao glucosamin, chondroitin,…giúp tăng cường sản sinh chất nhầy dịch ổ khớp. Hạn chế tối đa quá trình hình thành bệnh xương khớp.
  • Có thế sử dụng các loại hoa quả có chứa thành phần kháng viêm tự nhiên như: Dứa có chứa bromelain,…

Điều trị viêm khớp liên mấu cột sống cần thực hiện kiêng các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, mất kiểm soát cân nặng. Dẫn tới việc hệ xương phải làm việc quá tải, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và trong quá trình điều trị.
  • Các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, nước chè xanh… không tốt cho sức khỏe tim mạch và xương khớp. Khi sử dụng kèm theo trong quá trình điều trị còn có thể xuất hiện các tương tác không mong muốn, làm giảm sinh khả dụng.
  • Nội tạng động vật: Chứa nhiều chất đạm và có năng lượng cao. Khi sử dụng có thể làm tăng lượng acid uric máu và tạo phân tử acid uric tích tụ tại các khớp, gây nặng hơn tình trạng bệnh viêm khớp liên mấu.

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến viêm khớp liên mấu cột sống. Đã cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ các triệu chứng, cách chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiện nay. Do vậy khi có bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện của viêm khớp liên mấu, người bệnh nên thăm khám ngay khi có thể để sớm được điều trị.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *