Xét nghiệm rf là gì? Đối tượng, ưu và nhược điểm của phương pháp

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Xét nghiệm rf được chỉ định trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm đa khớp dạng thấp. Hiện tại quy trình xét nghiệm này đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên và nhận được phản hồi tích cực từ đa số bệnh nhân. Vậy xét nghiệm rf là gì? Đối tượng nào nên áp dụng?

Xét nghiệm rf là gì? Đối tượng được chỉ định

Xét nghiệm rf thực chất là việc định tính và định lượng những yếu tố cấu thành viêm đa khớp dạng thấp trong máu. Đây là chỉ số hỗ trợ quá trình chẩn đoán và giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời là thủ tục để kiểm tra xem người bệnh có mắc bệnh thấp khớp hay không.

xet nghiem rf
Xét nghiệm rf là hình thức cho những bệnh nhân bị viêm khớp

Cơ sở của xét nghiệm này là dựa trên nồng độ kháng thể rf tồn tại trong máu. Bình thường chỉ số rf chỉ dao động quanh 12U/mL, khi vượt quá mức độ này chứng tỏ tình trạng viêm hoặc tự miễn. Bởi kháng thể rf có khả năng tự sản sinh từ hệ thống miễn dịch và tấn công trực tiếp vào những mô cơ bị tưởng nhầm là protein lạ. Đây cũng là tính chất đặc trưng của viêm đa khớp dạng thấp.

Theo số liệu thống kê, trong 100 người có xét nghiệm rf cho kết quả vượt quá mức trung bình thì sẽ có 75 người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Do vậy chỉ số này có giá trị chẩn đoán rất cao với bác sĩ và bệnh nhân.

Dưới đây là những đối tượng nên được chỉ định thực hiện xét nghiệm rf:

  • Người bệnh có biểu hiện bất thường tại các khớp đối xứng, đặc biệt tại tay và chân mà không xác định rõ được nguyên nhân.
  • Người có biểu hiện khó vận động hoặc cảm thấy đau nhức khớp khi thực hiện những động tác bình thường.
  • Người bệnh có biểu hiện của hội chứng Sjogren như: Khô niêm mạc miệng và mắt, khô biểu bì da, đau nhức cơ xương khớp…
  • Đối tượng có biểu hiện sưng tấy kéo dài và có biểu hiện tái phát nhiều lần.

Chỉ số rf có thể sẽ vẫn nằm ở kết quả âm tính ở lần xét nghiệm đầu tiên. Tuy nhiên khi người bệnh vẫn cảm thấy có những bất thường tại khớp mà không tìm được nguyên nhân khi thực hiện chụp x quang thì nên tái khám sau đó một thời gian.

Ưu nhược điểm của phương pháp xét nghiệm rf

Xét nghiệm rf mang lại những bước tiến trong chẩn đoán – điều trị thấp khớp và có nhiều ưu điểm vượt trội. Bên cạnh đó cũng không tránh được những nhược điểm cần khắc phục được nhận thấy từ những ca lâm sàng thực tế.

Những ưu điểm của phương pháp xét nghiệm rf:

  • Quy trình thực hiện khá đơn giản, chỉ cần làm đúng theo chỉ dẫn đã được thiết lập trước đó. Do vậy tránh được sai số hệ thống (sai sót trong kết quả liên quan đến người thực hiện trực tiếp) và đem lại kết quả hợp lý nhất.
  • Có giá trị cao trong chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp.
  • Đánh giá bệnh theo đúng cơ sở khoa học.
xet nghiem rf
Quy trình thực hiện xét nghiệm rf khá đơn giản

Biện pháp cũng có một số nhược điểm cần khắc phục như:

  • Có khoảng 20 – 30% trường hợp viêm khớp dạng thấp không được chẩn đoán trực tiếp từ chỉ số rf do thực hiện không đúng thời điểm.
  • Có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như: Viêm gan mãn tính, viêm da cơ địa, nhiễm virus, bệnh bạch cầu đơn nhân có truyền nhiễm, xơ cứng bì, lupus ban đỏ, hội chứng sjogren.
  • Nhiều đối tượng bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khi xét nghiệm vẫn cho thấy có rf trong máu, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chẩn đoán.

Xem thêm

Quy trình thực hiện và địa điểm xét nghiệm rf uy tín

Để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm rf đạt kết quả chính xác nhất, bác sĩ và các cơ sở y tế cần tuân thủ theo đúng quy trình thực hiện của bộ Y tế. Tránh tình trạng rút ngắn giai đoạn hoặc có hành vi dối trá để trục lợi cho bản thân (sử dụng chung xét nghiệm cho nhiều bệnh nhân).

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện xét nghiệm gồm 3 bước, cụ thể là:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

  • Bệnh nhân thực hiện quy trình thăm khám bình thường tại viện. Khi nhận thấy dấu hiệu của viêm đa khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm rf. Đồng thời giải thích về quy trình, chi phí cũng như lưu ý liên quan đến liệu pháp này cho người bệnh hiểu.
  • Cung cấp thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại để hoàn thiện bệnh án.

Bước 2: Tiến hành quy trình xét nghiệm

  • Người bệnh điền trực tiếp thông tin vào phiếu thực hiện xét nghiệm, nộp lại cho nhân viên y tế và đợi gọi tên theo số thứ tự.
  • Điều dưỡng sẽ lấy máu trực tiếp từ tĩnh mạch (khoảng 3mL) vào ống nghiệm. Tuy bệnh viện mà ống nghiệm có thêm thuốc chống đông máu hoặc không.
  • Ống nghiệm chứa máu được mang đi ly tâm trong máy để tách thành hai phần: Huyết thanh và bệnh phẩm theo quy chuẩn.
  • Bệnh phẩm được mang đi xét nghiệm rf và nhân viên kỹ thuật sẽ ghi lại kết quả của quá trình phân tích vào phiếu.
xet nghiem rf
Bệnh nhân thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ khi xét nghiệm rf

Bước 3: Trả kết quả trực tiếp cho bệnh nhân

Kết quả xét nghiệm có thể xảy ra một số trường hợp như sau:

  • Chỉ số rf < 12U/mL: Nồng độ kháng thể rf trong máu đạt mức ổn định, không có tác động xấu đến sức khỏe.
  • Chỉ số rf trung tính ( lớn hơn 12U/mL và bé hơn 14U/mL): Cần theo dõi và thực hiện thêm các xét nghiệm khác kết hợp rồi mới kết luận.
  • Chỉ số rf > 14U/mL: Với nồng độ này, người bệnh có thể mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp hoặc Sjogren.

Địa điểm xét nghiệm rf

Bệnh nhân có thể tham khảo một số địa điểm dưới đây để thực hiện xét nghiệm rf.

Bệnh viện 108

Bệnh viện 108 là cơ sở y tế tuyến trung ương, có thế mạnh trong điều trị các bệnh lý xương khớp. Trong những năm gần đây, viện không ngừng đầu tư cơ sở vật chất và trau dồi kiến thức chuyên môn, do vậy đã đạt được những thành tựu trong chuyên khoa ngoại chấn thương.

Bệnh nhân nên đến viện 108 để thực hiện xét nghiệm rf, bởi quá trình phân tích luôn được thực hiện đúng theo quy định của bộ Y tế. Đồng thời trang thiết bị hiện đại sẽ tránh được những sai số không đáng có.

  • Địa chỉ: Số 01, Đ. Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có quy trình thăm khám và điều trị đã được chuẩn hóa, mang lại sự an tâm cho người bệnh. Bên cạnh công việc điều trị, đây còn là môi trường giảng dạy và có nhiệm vụ đào tạo thế hệ bác sĩ sau này. Bệnh nhân có nhu cầu thăm khám có thể đến theo địa chỉ sau.

  • Địa chỉ: Số 01, Đ. Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Q. Đống Đa, Hà Nội.
xet nghiem rf
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có quy trình thăm khám và điều trị đã được chuẩn hóa

Bệnh viện Đại học y dược Hồ Chí Minh

Bệnh nhân ở khu vực miền Nam nên đến bệnh viện Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh để thực hiện xét nghiệm rf theo địa chỉ sau.

  • Địa chỉ: Số 215, Đ. Hồng Bàng, Q.5, P.11, TP. Hồ Chí Minh.

Lưu ý khi tiến hành thực hiện xét nghiệm rf

Để có được kết quả xét nghiệm rf chính xác nhất, bệnh nhân nên chú ý:

  • Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi được chỉ định xét nghiệm.
  • Trước khi xét nghiệm người bệnh cần tránh sử dụng thuốc thuộc các nhóm chống viêm, chống đông máu. Bởi vì nhóm chất này sẽ làm thay đổi kết quả rf và ảnh hưởng đến chẩn đoán.
  • Cần trao đổi trước với bác sĩ về các bệnh lý mãn tính đang mắc phải như: Viêm gan, viêm phổi, huyết thanh đục, thừa cân, khớp nhiễm khuẩn,… Bởi một số căn bệnh tự miễn khác cũng có thể cho kết quả rf vượt quá mức trung bình.
  • Nếu đối tượng mới vừa thực hiện truyền máu hoặc tiêm vắc xin thì chỉ số rf cũng có thể bị thay đổi. Do vậy cần cung cấp trước thông tin này với bác sĩ.

Khi có mong muốn xét nghiệm rf, người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Bên cạnh đó việc thăm khám thường xuyên cũng giúp người bệnh kiểm soát được nguy cơ mắc bệnh lý viêm khớp dạng thấp.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *