Đau đầu ở sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau đầu ở sau gáy có thể là dấu hiệu của bệnh gai cột sống, hội chứng đau vai gáy hoặc bệnh đau nửa đầu. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể khởi phát do chấn thương, căng thẳng kéo dài và hoạt động sai tư thế. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau đầu ở sau gáy trong bài viết sau đây.

Đau đầu ở sau gáy là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Đau đầu ở sau gáy là tình trạng đau vùng gáy cổ và nửa đầu phía sau. Triệu chứng này thường gặp nên hay bị người bệnh bỏ qua và không chú ý chữa trị. Chỉ đến khi đau đầu ảnh hưởng cuộc sống, họ mới tìm đến cơ sở y tế để thăm khám.

Đau đầu ở sau gáy có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và yếu tố cơ học hoặc do thói quen thiếu lành mạnh gây ra.

dau dau o sau gay
Đau đầu ở sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý đề cập đến những vấn đề sức khỏe có thể gây ra tình trạng đau đầu ở sau gáy, bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu đột ngột. Cơn đau xuất hiện ở vùng phía sau đầu và lan dần xuống vùng vai gáy. Ngoài ra, tăng huyết áp còn gây đau ở đỉnh đầu và sau gáy, co cứng các cơ ở vùng gáy, chóng mặt,…
  • Hội chứng đau vai gáy: Đây là tình trạng cơn đau phát sinh do cơ ở vùng vai gáy bị rối loạn dẫn đến co thắt quá mức hoặc co cứng đột ngột. Điều này không chỉ gây đau đầu ở vùng cổ – vai – gáy mà còn làm gián đoạn tuần hoàn máu lên não, từ đó làm phát sinh cơn đau nửa đầu.
  • Đau đầu Migraine: Đau đầu Migraine, hay đau nửa đầu vận mạch, là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 25 – 50. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng đau vùng phía sau đầu kèm chóng mặt, tình trạng đau đầu ù tai, buồn nôn, đau vai gáy,… Mặc dù bệnh lý này rất phổ biến nhưng hiện tại các chuyên gia vẫn chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh.
  • Hội chứng nhiễm siêu vi: Khi cơ thể bị nhiễm trùng, người bệnh có thể nhận thấy toàn thân sốt cao và đau nhức. Ngoài ra ở một số trường hợp, nhiễm siêu vi còn có thể gây đau nửa đầu kèm theo triệu chứng đau mỏi vai gáy.
  • Gai cột sống cổ: Gai cột sống là hệ quả của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Sự hình thành gai xương bất thường có thể gây chèn ép các cơ, rễ thần kinh, dây chằng và làm phát sinh sưng viêm, đau nhức,… Ngoài ra, gai xương còn gây cản trở quá trình tuần hoàn máu khiến não bộ bị thiếu oxy và làm phát sinh triệu chứng đau đầu ở sau gáy.
  • Bệnh lý khác: Ngoài các nguyên nhân trên, đau đầu ở sau gáy còn khởi phát do u não, viêm màng não, thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống,…

Yếu tố cơ học

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, đau đầu ở sau gáy còn có thể phát sinh do một số yếu tố sau:

  • Duy trì tư thế sai lệch kéo dài: Tư thế sai lệch khi ngồi, đứng hoặc nằm có thể gây đè nén lên vùng cơ, dây thần kinh và mạch máu ở cổ. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian kéo dài, bạn đọc có thể bị đau nhức vùng vai gáy lan tỏa ra phía sau đầu.
  • Stress: Stress làm tăng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và gây ra các “sai lệch” trong quá trình dẫn truyền tín hiệu. Do vậy người bị stress kéo dài thường gặp phải tình trạng đau dạ dày cơ năng, viêm đại tràng co thắt hoặc đau đầu phía ở sau gáy.
  • Chấn thương: Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về xương khớp. Tác động từ chấn thương có thể gây hư hại mạch máu, dây chằng, đốt sống và đĩa đệm ở cổ. Từ đó làm phát sinh triệu chứng đau nhức, giảm lưu lượng máu lên não, gây đau đầu, chóng mặt,…
dau dau o sau gay
Các chấn thương vùng cổ gáy cũng có thể gây ra đau

Triệu chứng bệnh điển hình

Đau đầu ở sau gáy là chứng đau đầu tập trung chủ yếu ở vùng sau gáy. Nếu cơn đau chỉ thoáng qua thì bạn đọc không cần quá lo lắng. Tuy nhiên người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi tình trạng này diễn biến như sau:

  • Bạn đọc có những cơn đau đầu ở sau gáy mới kéo dài hơn ba ngày.
  • Cơn đau đầu ảnh hưởng các hoạt động sinh hoạt bình thường.
  • Đau kèm theo hoa mắt, chóng mặt, nôn, ngất xỉu, suy giảm thị lực, thính giác,…

Nếu cơn đau khiến người bệnh mất ý thức, hãy đi cấp cứu ngay. Một số triệu chứng đau đầu ở sau gáy cảnh báo người bệnh cần được đi cấp cứu như:

  • Thay đổi tính cách đột ngột, gồm thay đổi tâm trạng không bình thường hoặc kích động.
  • Sốt, cứng cổ, bối rối và giảm tỉnh táo đến mức người bệnh phải “đấu tranh” để tập trung vào một cuộc trò chuyện bình thường.
  • Rối loạn thị giác, nói chậm, yếu cơ (bao gồm yếu ở một bên mặt) và tê bì tay chân.
  • Đau đầu dữ dội sau một cú đánh vào đầu hoặc một chấn thương.
  • Những cơn đau đầu ở phía sau gáy xuất hiện cực kỳ đột ngột và khiến bạn đọc ngủ không ngon.

Phương pháp điều trị đau đầu ở sau gáy

Điều trị đau đầu ở sau gáy chủ yếu là sử dụng thuốc Tây trong giai đoạn cấp và dùng các bài thuốc Đông y trong giai đoạn ổn định nhằm cải thiện căn nguyên gây bệnh và hạn chế tình trạng bệnh tái phát.

Các biện pháp giảm đau tại nhà

Để giảm thiểu các cơn đau đầu ở phía sau gáy, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Xoa bóp

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp người bệnh giảm cứng khớp, tê bì cánh tay, phù hợp với những trường hợp bị đau do nguyên nhân cơ học. Biện pháp này còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm đau mỏi và tăng phạm vi chuyển động của cột sống cổ.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Người bệnh dùng lực từ bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng phần cổ gáy từ 5 – 10 phút.

Nghỉ ngơi

Người bệnh bị đau đầu nên nằm nghỉ ngơi và thư giãn nếu bị đau nhiều tại vùng gáy. Biện pháp này có tác dụng giảm căng thẳng, giảm đau đầu căng cứng cơ, đồng thời làm dịu cảm giác đau nhức. Lưu ý, bạn đọc cần vận động nhẹ nhàng sau khi cơn đau thuyên giảm.

Sử dụng nhiệt

Chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau và cải thiện những biểu hiện đi kèm cũng là một biện pháp đơn giản.

Chườm lạnh có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, cải thiện đau nhức cho bệnh nhân, đặc biệt phù hợp với những trường hợp chấn thương. Biện pháp này nên được thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 15 phút.

Ngoài ra, phương pháp chườm nóng có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm tê bì, cứng khớp và giảm đau mỏi. Bạn nên chườm nóng từ 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 15 – 20 phút để sớm khắc phục cơn đau.

dau dau o sau gay
Tác dụng nhiệt là cách giảm đau đầu nhanh chóng

Tây y điều trị tình trạng đau đầu ở sau gáy

Thuốc Tây được kê đơn cho người thường xuyên bị đau đầu phía sau gáy bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc co mạch và nhóm thuốc ức chế sản sinh chất trung gian ở hệ thần kinh trung ương. Cụ thể gồm:

  • Thuốc giảm đau (Paracetamol): Paracetamol có tác dụng ức chế enzym cyclooxygenase nhằm hạn chế tổng hợp các chất trung gian trong phản ứng viêm tại hệ thần kinh trung ương. Mặc dù có độ an toàn cao nhưng Paracetamol chỉ đem lại tác dụng cải thiện đối với những trường hợp đau nhẹ đến trung bình. Do vậy chỉ có một số ít bệnh nhân đau đầu ở sau gáy có đáp ứng dài với loại thuốc này.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn có tác dụng ức chế phản ứng viêm. Nhóm thuốc này giúp cải thiện cơn đau chỉ sau 30 phút sử dụng. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng nếu người bệnh có vấn đề về dạ dày, gan, thận và tim mạch.
  • Flunarizine: Flunarizine có khả năng ức chế quá trình tích tụ ion trong tế bào thần kinh trung ương. Từ đó cải thiện triệu chứng chóng mặt và làm hạn chế tình trạng đau đầu tái phát.
  • Pizotifen: Pizotifen có tác dụng ức chế sản sinh các hoạt chất trung gian như Serotonin và Bradykinin. Tương tự như Flunarizin, Pizotifen này cũng có khả năng ngăn ngừa triệu chứng nhức đầu ở sau gáy tái phát trong tương lai.
  • Dihydroergotamin: Dihydroergotamin có tác dụng ức chế serotonin và cân bằng vận mạnh ở não bộ, giúp dự phòng và điều trị chứng bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tân dược, bạn đọc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro và các tác dụng không mong muốn phát sinh.

Bạn đã biết

Đau đầu sau gáy khám ở đâu uy tín?

Nếu chưa biết lựa chọn thăm khám và điều trị đau đầu sau gáy ở đâu, mời bạn đọc tham khảo các địa chỉ sau đây:

Bệnh viện Quân y 103

Bệnh viện Quân y 103 có đội ngũ chuyên gia đầu ngành về Thần kinh trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân. Khoa Nội Thần kinh tại bệnh viện chuyên khám và điều trị các bệnh lý như: Đau đầu các loại, mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh, bệnh nhược cơ,…

Hệ thống trang thiết bị tại bệnh viện Quân y 103 được cập nhật và cải thiện liên tục để đảm bảo chất lượng thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Một số trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân đau đầu ở sau gáy như: CT Scan, siêu âm doppler mạch máu, điện não đồ, máy chụp X quang, máy chụp cộng hưởng từ MRI,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ khám bệnh: Số 261 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội.
  • SĐT: 0983 889 ​103.

Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại Thần kinh Quốc tế

Bệnh viện Chuyên khoa Ngoại Thần kinh Quốc tế là địa chỉ chuyên khám và điều trị các bệnh lý thần kinh. Một số bệnh lý mà các y bác sĩ tại bệnh viện có thế mạnh trong khám và điều trị: Phẫu thuật các bệnh lý u não, điều trị bệnh động kinh, điều trị liệt nửa mặt,… Bệnh viện thường xuyên hợp tác điều trị với các bác sĩ đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản.

Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện được đào tạo chuyên sâu chuyên môn thần kinh ở trong và ngoài nước, thường xuyên tham gia các chương trình nâng cao nhằm trau dồi kiến thức chuyên khoa thần kinh. Bên cạnh đó, tại đây có trang thiết bị hiện đại, đầy đủ: 2 máy chụp CT- Scanner, 3 máy chụp MRI, hệ thống kính vi phẫu, hệ thống phòng mổ,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ khám bệnh: 65A Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hòa, Tân Phú, TP HCM.
  • SĐT: (028) 3961 6977.
dau dau o sau gay
Bệnh nhân nên thăm khám sớm để khắc phục bệnh triệt để

Bệnh viện Nhân dân 115

Tại bệnh viện Nhân dân 115, Thần kinh được xem là 1 trong 5 chuyên khoa mũi nhọn với 3 chuyên khoa điều trị: Ngoại thần kinh, nội thần kinh tổng quát và bệnh lý mạch máu não.

Bệnh viện có trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ hùng hậu có chuyên môn thần kinh được đào tạo bài bản nhiều năm. Tại đây thường xuyên được tổ chức những hội thảo và công trình nghiên cứu khoa học về chủ đề thần kinh.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ khám bệnh: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, thành phố HCM.
  • SĐT: (08) 3864 4249.

Nhất Nam Y Viện

Trải qua nhiều năm nỗ lực với mong muốn phục dựng lại các bài thuốc từ Thái Y Viện triều Nguyễn, Nhất Nam Y Viện đã trở thành địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh bằng Đông y uy tín hàng đầu Việt Nam.

Đặc biệt, Nhất Nam Y Viện được giới chuyên gia, bác sĩ đầu ngành thần kinh đánh giá là đơn vị có hướng đi riêng biệt trong khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ khám bệnh: Biệt thự 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • SĐT: 024 8585 1102.

Lưu ý cho người bệnh bị đau nửa đầu vai gáy

Đau đầu ở sau gáy do bệnh lý mãn tính không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh có thể làm giảm mức độ và tần suất của triệu chứng bệnh nếu xây dựng lối sống khoa học. Đối với trường hợp đau đầu ở sau gáy do thói quen và yếu tố cơ học, bạn đọc hoàn toàn có thể ngăn ngừa với những lưu ý sau đây:

  • Tránh vận động quá mạnh, lao động quá sức hoặc làm việc quá 8 giờ/ ngày.
  • Nhân viên làm việc văn phòng, tài xế taxi nên vận động cổ và đi lại sau mỗi 2 giờ làm việc.
  • Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đồng thời dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giảm thiểu các căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương.
  • Thay đổi tư thế khi ngồi, đứng, mang vác vật nặng và lưu ý tư thế khi ngủ.
  • Thận trọng khi chơi các môn thể thao có cường độ mạnh và chú ý hơn khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu nguy cơ chấn thương vùng cổ gáy.
  • Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh có thể gây căng thẳng thần kinh và kích thích triệu chứng đau đầu ở sau gáy bùng phát mạnh.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tuần hoàn máu như thịt bò, rau dền đỏ, củ dền, bí đỏ, khoai lang,… Và hạn chế hút thuốc lá, sử dụng nước ngọt có gas, trà đặc, cà phê và các loại rượu bia.
dau dau o sau gay
Duy trì một lỗi sống khoa học cũng là một biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả

Đau đầu ở sau gáy là tình trạng thường gặp và có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi dành thời nghỉ ngơi, chăm sóc và điều trị bệnh đúng cách. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý thì bạn đọc cần tích cực trong quá trình điều trị nguyên nhân nhằm kiểm soát các triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *