Thuốc Đau Đầu Panadol: Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đau đầu là tình trạng bệnh lý ai cũng dễ mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Với những trường hợp bị nhẹ có thể dùng các loại thuốc kháng sinh để cắt cơn đau. Trong đó, thuốc đau đầu Panadol rất quen thuộc và được nhiều người tin tưởng, sử dụng. Vậy công dụng của thuốc trị đau đầu Panadol là gì? Liều dùng cho trẻ em và người lớn khác nhau thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải thích cho độc giả tất cả những thắc mắc liên quan đến loại thuốc này.

Panadol là thuốc gì? Tác dụng của thuốc đau đầu Panadol

Thuốc đau đầu Panadol là một loại thuốc giảm đau có chứa Paracetamol, giúp lấy lại cảm giác thoải mái. Loại này thường được dùng để điều trị các triệu chứng đau đầu sốt, nhức mỏi, cảm cúm,… Ngoài ra, với chị em phụ nữ bị đau bụng trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể sử dụng Panadol để giảm đau. 

thuoc dau dau panadol
Thuốc đau đầu Panadol được nhiều người lựa chọn để giảm đau

Thuốc nhức đầu Panadol có nhiều dạng bào chế khác nhau để tiện sử dụng, gồm: 

  • Viên nén, dùng đường uống: Paracetamol 500mg. 
  • Dạng viên nén kết hợp paracetamol với caffein tránh cảm giác buồn ngủ. 
  • Panadol viên sủi.
  • Viên nhai dành cho trẻ em.

Xem thêm

Liều dùng thuốc đau đầu Panadol 

Mặc dù thuốc trị đau đầu Panadol có thể sử dụng cho bất cứ ai nhưng liều lượng dành cho mọi lứa tuổi lại khác nhau. Cần lưu ý để tránh trường hợp uống quá liều, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Đối với người lớn

Người lớn (kể cả người cao tuổi) có thể tham khảo liểu lượng dùng sau: 

  • Uống 500mg Paracetamol/65mg caffeine-1000mg, Paracetamol/130mg caffeine (tương đương với 1-2 viên) mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần.
  • Tối đa mỗi ngày uống khoảng 4.000mg/520mg (paracetamol/caffeine).
  • Khuyến cáo không nên uống quá liề, không uống chung với các thuốc khác chứa Paracetamol.

Đối với trẻ em

Các bác sĩ khuyến cáo, không nên dùng thuốc trị nhức đầu Panadol cho trẻ em dưới 6 tuổi. Còn trẻ trong độ tuổi từ 6-11 có thể tham khảo liều lượng sau: 

  • Uống 250-500mg paracetamol/ lần trong vòng 4-6 giờ. 
  • Tối đa mỗi ngày uống 60mg/kg cân nặng chia thành nhiều lần nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ, mỗi lần 10-15 mg/ kg cân nặng, khoảng cách mỗi lần uống là 4-6 tiếng. 
thuoc dau dau panadol
Liều dùng Panadol khác nhau đối với các lứa tuổi

Xem thêm

Cách dùng thuốc đau đầu Panadol

Mặc dù biết công dụng của thuốc đau đầu Panadol nhưng nhiều người vẫn thắc mắc nên dùng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Đặc biệt, với trẻ nhỏ phải uống như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Theo đó, thời gian tối đa trẻ từ 6-11 tuổi sử dụng thuốc giảm đau đầu Panadol là khoảng 3 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp uống quá liều phải gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Lúc này, người nhà bệnh nhân phải ghi lại hoặc mang theo những loại thuốc đã dùng gồm cả kê đơn và không kê đơn. 

Ngoài ra, quá trình uống thuốc nếu quên liều hãy uống bù ngay càng sớm càng tốt. Nếu gần với liều kế tiếp thì bỏ liều đã quên và uống theo khung giờ bình thường nhưng không được gấp đôi liều. 

Với người bị bệnh gan, thận, uống rượu quá nhiều hoặc tiền sử nghiện rượu, muốn uống Panadol phai khảo ý kiến bác sĩ. Thời gian sử dụng thuốc không nên uống đồ có cồn vì dễ làm tăng độc tính trên gan, thận.

thuoc dau dau panadol
Nên uống Panadol đúng cách để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất

Hạn chế dùng nhiều caffeine (ví dụ như từ cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác) trong khi đang dùng thuốc. Đồng thời, ăn đồ có nhiều caffeine sẽ gây ra các tình trạng như mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tâm lý lo lắng, bồn chồn. 

Tác dụng phụ của thuốc đau đầu Panadol

Trước khi quyết định uống bất cứ loại thuốc nào, người bệnh đều quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc để đưa ra phương pháp tránh. Dựa vào kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, Panadol thường ít gây tác dụng ngoài ý muốn, nếu có cũng chỉ ở mức độ rất thấp. 

Trong quá trình uống thuốc đau đầu Panadol extra, mọi người có khả năng sẽ gặp một trong các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây ra như: 

  • Lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm hoặc một vài tác dụng phụ khác có liên quan đến máu như rối loạn đông máu.
  • Xuất hiện những phản ứng như phát ban, phù mạch, hội chứng Stevens – Johnson (hội chứng thường do dị ứng thuốc),… trên da. 
  • Với người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Aspirin và một số thuốc NSAID nên để ý kỹ hơn sự thay đổi trong cơ thể, dễ có triệu chứng khó thở do phế quản bị co thắt.
  • Gan bất thường, quan sát dựa vào màu da, màu mắt. 
thuoc dau dau panadol
Nếu bị tác dụng phụ của thuốc nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Xem thêm

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc đau đầu Panadol

Ngoài phải sử dụng thuốc đúng cách và uống đủ liều đối với các lứa tuổi, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Trước khi sử dụng thuốc 

Trước khi quyết định dùng Panadol để giảm đau, người bệnh nên tìm hiểu rõ về sức khỏe của mình. Bạn không nên dùng thuốc đau đầu Panadol trong trường hợp: 

  • Từng bị dị ứng với các thuốc chứa paracetamol hoặc bất kỳ thành nào của thuốc. 
  • Đang trong thời gian uống thuốc khác chứa paracetamol. 
  • Có tiền sử bệnh gan, thận hoặc nghiện rượu, bia. 

Trong khi dùng thuốc

Khi bị cảm cúm, đau đầu,… người bệnh thường sử dụng kết hợp Panadol với một số thuốc để nhanh cải thiện tình trạng bệnh như: 

  • Thuốc Ibuprofen để điều trị giảm đau có kèm viêm. 
  • Thuốc Codein để tăng tác dụng giảm đau sau mổ, đau vừa hay cảm cúm có kèm ho. 
  • Thuốc Clophenirami để chữa cảm cúm.

Trong trường hợp uống cùng các loại thuốc khác, người bệnh nên uống từng viên một, tránh tình trạng nghẹn thuốc ở thực quản. Đồng thời, không nên uống cùng bữa ăn vì thức ăn làm giảm tốc độ hấp thụ thuốc. Thời gian phù hợp để uống là sau bữa ăn khoảng 30 phút-1 giờ. 

thuoc dau dau panadol
Tránh kết hợp thuốc đau đầu Panadol với thuốc khác khi không được bác sĩ đồng ý

Các loại thuốc không nên kết hợp cùng

Thuốc đau đầu Panadol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động và hiệu quả của một vài loại thuốc hoặc tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, người bệnh không tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. 

Panadol (hay paracetamol) có thể xảy ra tương tác với những thuốc như Amitriptyline, Amlodipine, Amoxicillin, Aspirin, Atorvastatin, Caffeine, Clopidogrel, Codeine, Diazepam, Diclofenac, Furosemide, Gabapentin, Ibuprofen, Lansoprazole, Levofloxacin, Levothyroxine, Metformin, Naproxen Omeprazole, Pantoprazole,….

Nhìn chung, thuốc đau đầu Panadol là một trong những loại thuốc giảm đau kinh điển, dễ sử dụng, được hấp thụ nhanh và sớm thấy hiệu quả được rất nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, để thuốc đạt hiệu quả cao nhất và tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng nếu có nhu cầu sử dụng lâu dài hoặc uống kết hợp. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng và những vấn đề xoay quanh loại thuốc này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *