Mụn Trứng Cá Đỏ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mụn trứng cá đỏ là tình trạng da liễu phổ biến, chúng thường xuất hiện theo mảng, gây sưng đỏ da kèm mủ. Đây là dạng bệnh mãn tính và rất khó để điều trị dứt điểm. Vậy nguyên nhân gây mụn là gì, làm sao để điều trị và phòng tránh hiệu quả? Nội dung bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Mụn trứng cá đỏ là gì?

Mụn trứng cá đỏ có tên khoa học là Acne Rosacea là một bệnh lý mãn tính, xuất hiện do sự rối loạn tại các nang lông của tuyến bã. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với tình trạng dị ứng hoặc các vấn đề về da khác. Khi bị loại mụn này, làn da của người mắc sẽ xuất hiện các mẩn đỏ, khiến khuôn mặt nóng bừng, kèm cảm giác châm chích, bỏng rát,… thậm chí là các vết sưng đỏ đầy mủ. 

mun trung ca do
Mụn trứng cá đỏ là thể bệnh mãn tính, rất dễ tái phát

Trứng cá đỏ thường nổi chủ yếu ở vùng giữa mặt như mũi, má, trán, cằm và ít xuất hiện ở những vùng da khác trên cơ thể. Khi bệnh tiến triển nặng, chúng có thể gây ảnh hưởng tới khu vực quanh mắt và khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. 

Lứa tuổi nào cũng có thể bị trứng cá đỏ, tuy nhiên những người có màu da hơi sáng và phụ nữ từ 30 – 50 là nhóm đối tượng phổ biến nhất. Người có da sạm, tối màu và nam giới rất hiếm gặp phải tình trạng này. Theo số liệu thực tế, trứng cá đỏ có thể bùng phát từ vài tuần đến vài tháng và giảm dần sau đó tùy theo cơ địa và cách điều trị cụ thể. 

Nguyên nhân nổi mụn trứng cá đỏ

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra xoay quanh vấn đề mụn trứng cá đỏ xuất hiện do đâu. Bởi trên thực tế, người ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Theo đó, có một số lý nguyên do được đưa ra như sau:

  • Các bất thường trong quá trình kiểm soát mạch máu dưới da có thể là nguyên do gây nên tình trạng nổi mụn trứng cá đỏ. Khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ gây nên các tổn thương, dẫn tới nổi mẩn, giãn mạch máu.
  • Tác động xấu từ bên ngoài môi trường gây suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng da mặt.
  • Chế độ ăn uống thiếu điều độ khiến bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn, đặc biệt là đồ ăn cay nóng, thức uống có gas, chất kích thích,… 
  • Do sự xuất hiện của ký sinh trùng trên da người được tìm thấy trong các nang lông có tên là Demodex folliculorum.
  • Do ảnh hưởng của các loại thuốc có chứa thành phần corticoid hoặc tác dụng phụ của một số thuốc điều trị huyết áp, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, có các thành phần hóa học quá mạnh,… 
  • Gia đình có người thân bị mắc bệnh trứng cá đỏ. 
  • Ngoài ra, trứng cá đỏ còn có thể hình thành do rối loạn chức năng peptide kháng khuẩn cathelicidin khiến cơ thể không có khả năng tạo ra kháng thể chống lại tình trạng nhiễm trùng ở nang lông hoặc do tăng hình thành mạch máu,… 

Để biết chính xác nguyên nhân, các bạn nên chủ động tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra. Đồng thời xử lý, chữa trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng đáng tiếc. 

mun trung ca do
Ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời có thể là nguyên nhân khiến da bị tổn thương và gây mụn

Xem thêm

Các thể mụn trứng cá đỏ

Trứng cá đỏ xuất hiện dưới nhiều thể khác nhau, tính tới thời điểm hiện tại, người ta đã chia bệnh lý này thành 4 thể cụ thể như sau:

  • Mụn trứng cá đỏ thể giãn mạch: Trường hợp này da sẽ có hiện tượng đỏ bừng, giãn mạch máu, khô ráp, tróc vảy, châm chích, bỏng rát và trở nên nhạy cảm hơn. 
  • Thể kèm mắt đỏ: Là dấu hiệu mạch máu bị giãn, hiện rõ trên lòng trắng mắt. Người bị thể kèm mắt đỏ sẽ có biểu hiện khô nóng, châm chích quanh vùng mắt, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới thị giác và khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng. 
  • Thể sẩn hoặc mủ: Da có biểu hiện nhờn, nhạy cảm, ửng đỏ rất dễ nhận thấy, thậm chí xuất hiện cực nhiều mụn đỏ, mụn mủ nên thường bị nhầm với mụn trứng cá thông thường. Bệnh lý này thường xuất hiện ở phụ nữ từ 40 cho tới 50. 
  • Thể mũi to: Là thể bệnh cực kỳ hiếm gặp nhưng khi xuất hiện sẽ có các nốt sần mọc ở vùng mũi khiến mô xung quanh dày lên. Kèm theo đó là tình trạng giãn mạch máu, lỗ chân lông to và chủ yếu gặp ở nam giới. Chúng thường có xu hướng kết hợp với 3 thể còn lại của mụn trứng cá đỏ. 

Giai đoạn phát triển mụn

Có 4 giai đoạn phát triển của trứng cá đỏ, đó là:

  • Giai đoạn tiền mụn trứng cá đỏ: Đây là giai đoạn đầu tiên khi mụn bắt đầu hình thành, bạn sẽ có cảm giác đỏ mặt, nóng bừng, da châm chích khó chịu. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gió, thời tiết nóng lạnh thất thường, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh hay áp lực, stress, căng thẳng quá độ,… cũng có thể là nguyên nhân gây nên đợt bùng phát trứng cá đỏ. 
  • Giai đoạn giãn nở mạch máu: Mặt bạn có thể xuất hiện ban đỏ, phù nề, giãn mao mạch nhỏ do sự mất cân bằng kéo dài trong quá trình vận mạch. 
  • Giai đoạn hình thành viêm sưng: Da sẽ xuất hiện các nốt sần đỏ, có thể kèm theo tình trạng mụn mủ vô khuẩn khiến nhiều người nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. 
  • Giai đoạn mũi sư tử: Chính là giai đoạn tăng sinh tuyến bã kết hợp với viêm mô ở má, mũi khiến da trở nên dày sừng, nên còn được gọi là hiện tượng mũi sư tử. 

Xem thêm

Hướng dẫn điều trị mụn trứng cá đỏ

Mặc dù trứng cá đỏ là tình trạng da liễu phổ biến, không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng chúng gây tác động tiêu cực tới tâm lý và để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe làn da. Vậy làm cách nào để điều trị mụn trứng cá đỏ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả? 

Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ

Trong phác đồ điều trị được kê đơn từ bác sĩ da liễu, thuốc kháng sinh trị mụn sẽ được dùng trong những trường hợp bị mụn từ trung bình tới nặng. Thuốc kháng sinh chống viêm tiêu sưng trị mụn có thể là kháng sinh dạng bôi và dạng uống. 

mun trung ca do
Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ

Với loại kháng sinh được dùng tại chỗ chữa mụn trứng cá đỏ, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng kem bôi permethrin 5%, benzoyl pezoxyde, metronidazole, kem axit azelaic 20%,… giúp tiêu diệt ký sinh trùng demodex – nguyên nhân hình thành mụn viêm hiệu quả.

Uống thuốc kháng sinh

Trong trường hợp xuất hiện nhiều mụn sẩn hoặc mụn mủ, trứng cá đỏ ở mắt, bạn có thể sử dụng nhóm kháng sinh toàn thân như macrolides, tetracycline, doxycycline, metronidazole,… Nhóm thuốc này dùng để chống viêm hoặc kìm hãm, bắt vi khuẩn gây mụn rơi vào trạng thái ngủ đông. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh có thể khiến vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc.

Do đó, bạn cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc kháng sinh. Đồng thời cần kết hợp việc dùng kháng sinh đường uống với thuốc bôi ngoài da không chứa kháng sinh như retinoids hay benzoyl peroxide để giảm nguy cơ kháng thuốc. 

Đương nhiên, trị mụn bằng kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt là với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm có thể bị phát ban. Chính vì thế, để tránh rủi ro không đáng có, các bạn cần tiến hành thăm khám lâm sàng để bác sĩ cân nhắc khi kê đơn kháng sinh. 

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, các bạn cũng cần quan tâm hơn tới chế độ sinh hoạt để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích. 

Hãy sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác động xấu của ánh nắng mặt trời. Đồng thời nên tránh dùng những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, nên ưu tiên dùng các sản phẩm làm sạch, dưỡng da dịu nhẹ, có độ pH trung tính, kết hợp với xịt khoáng hàng ngày. Đừng quên kiểm tra hạn sử dụng của mỹ phẩm, không dùng mỹ phẩm đã dùng hơn 6 tháng, không dùng mỹ phẩm đã hết hạn,… 

Xem thêm

Chế độ dinh dưỡng cho người bị mụn trứng cá đỏ

Chế độ dinh dưỡng với những trường hợp đang bị mụn trứng cá đỏ cần được điều chỉnh hợp lý. Theo các chuyên gia, người bị mụn viêm cần kiêng và bổ sung những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm cần bổ sung

Ngoài khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, nhóm thực phẩm này còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da, hỗ trợ kiểm soát mụn. Đồng thời giúp làm giảm nhanh chóng tình trạng kích ứng, phục hồi hàng rào bảo vệ da và ngừa mụn mới hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bị mụn trứng cá đỏ:

  • Rau xanh, trái cây: Đây là nhóm thực phẩm lành mạnh nhờ khả năng cung cấp một lượng lớn khoáng chất, chất xơ cũng như vitamin nhằm tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ức chế phản ứng viêm, chống oxy hóa, kiểm soát hoạt động bã nhờn, giảm đáng kể số lượng trứng cá, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, giảm sẹo, mờ vết thâm sau quá trình trị mụn. Chưa kể, việc bổ sung rau xanh, trái cây thường xuyên còn giúp kiểm saots cân nặng, thanh lọc cơ thể và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 
  • Sữa chua: Khi nhắc tới thực phẩm tốt cho người bị mụn trứng cá đỏ hay các bệnh da liễu khác như viêm da tiết bã nhờn, viêm da cơ địa,… thì sữa chua chính là gợi ý hoàn hảo nhất. Với lượng lợi khuẩn, probiotic dồi dào, sữa chua có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ đó giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, làm giảm mụn nhanh, giúp da khỏe mạnh hơn.  
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Là nhóm vitamin quan trọng đối với cơ thể, giúp trung hòa gốc tự do, tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm nhiễm. Có lẽ vì thế mà chúng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da. Quýt, bưởi, dâu tây, táo, việt quất, chanh, anh đào, đu đủ, mơ,… là những thực phẩm mà bạn nên bổ sung khi muốn cung cấp vitamin C cho cơ thể cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình trị nám, tàn nhang, giảm viêm, tăng cường collagen, hạn chế hình thành mụn. 
  • Các loại cá béo: Thường có trong cá ngừ, cá hồi, cá tuyết và cá thu,… Chúng rất giàu đạm, khoáng chất và đặc biệt là Omega 3. Như chúng ta đã biết, Omega 3 được chứng minh là có khả năng làm giảm tình trạng khô da, chống viêm, ngăn chặn lão hóa và kiểm soát mụn trứng cá tốt. Những người bị mụn trứng cá nên bổ sung từ 3 – 4 bữa cá béo 1 tuần để giúp thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. 
  • Thực phẩm giàu kẽm: Là khoáng chất tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp protein, tăng cường miễn dịch và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe làn da. Cụ thể, kẽm giúp kháng viêm, làm lành vết thương, thúc đẩy quá trình tái tạo collagen cho cơ thể. Từ đó làm giảm tình trạng sưng đỏ do mụn, thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng khả năng phục hồi và hạn chế mụn mới, sẹo sau khi trị mụn. 
  • Các loại quả hạch: Hạt mắc ca, quả óc chó, hạnh nhân, quả bồ đào, hạt phỉ,… là những loại quả hạch có chứa hàm lượng vitamin E cao. Ngoài công dụng dưỡng ẩm chúng còn giúp tái tạo, giảm viêm, chống lão hóa, tăng sinh collagen, làm mờ sẹo và ức chế sự phát triển của mụn.
mun trung ca do
Quả óc chó có khả năng cải thiện tình trạng mụn trứng cá đỏ hiệu quả

Thực phẩm cần tránh

Thói quen ăn uống phản khoa học gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe cũng như làm tăng tính nghiêm trọng khi bị mụn. Vậy nên, để giảm mụn hiệu quả, bạn cần tránh những thực phẩm sau:

  • Hạn chế sử dụng đường, chất béo như nước ngọt có ga, bánh kẹo,… 
  • Đồ uống có cồn, caffeine.
  • Món cay nóng, có chứa chất bảo quản như đồ hộp, kim chi, xúc xích, thức ăn nhanh,…. 

Xem thêm

Biện pháp phòng ngừa mụn trứng cá đỏ

Phòng ngừa mụn trứng cá đỏ thường dễ hơn so với việc điều trị mụn. Theo đó, để có được làn da mịn màng, trắng sáng, sạch mụn, các bạn có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc da như sau:

  • Giữ mặt luôn sạch sẽ chính là cách phòng ngừa mụn trứng cá đỏ hiệu quả. Bạn nên rửa mặt mỗi ngày để loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, dầu thừa trên da với sữa rửa mặt dịu nhẹ, massage nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. 
  • Dùng kem dưỡng ẩm để giảm thiểu tình trạng khô, bong tróc da. Mỗi loại da sẽ phù hợp với một loại kem dưỡng nhất định, nếu đang bị mụn bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm có chứa từ “Non Comedogenic” trên nhãn sản phẩm. Đây là cụm từ chỉ những sản phẩm không chứa thành phần không có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông nên sẽ ngăn ngừa mụn hiệu quả hơn.
  • Hạn chế trang điểm nếu không cần thiết, nếu bắt buộc phải make up, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm và chăm sóc da cẩn thận để tránh gây bít tắc lỗ chân lông. 
mun trung ca do
Hạn chế make up khi không cần thiết
  • Tránh để sản phẩm chăm sóc tóc như dầu dưỡng – sáp – gel tạo nếp tóc dính vào da mặt và gây kích ứng, làm tăng nguy cơ sinh mụn. 
  • Tránh đưa tay lên mặt, bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng, che chắn da cẩn thận mỗi khi ra ngoài.
  • Sử dụng kem bôi, thuốc điều trị, kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng. 
  • Giữ tâm trạng lạc quan, ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao một cách điều độ, khoa học.
  • Thăm khám da liễu khi thấy da có những dấu hiệu bất thường thay vì tự ý điều trị tại nhà. 

Điều trị mụn trứng cá đỏ ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị mụn trứng cá đỏ và các vấn đề da liễu khác. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đủ uy tín để bạn “phó mặt” gương mặt mình cho họ. Để trị mụn trứng cá đỏ, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện da liễu hoặc các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp. Chẳng hạn như:

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương tọa lạc tại số 15A Phương mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 024 322 2944. 
  • Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tại số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM. Điện thoại 028 3855 4269.
  • Phòng khám Da liễu Hà Nội tại 447 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân,… Điện thoại 094 947 0055. 
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nằm tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại 093 638 8288. 

Mụn trứng cá đỏ là bệnh mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm. Vậy nên, ngoài việc trang bị các kiến thức trong việc trị mụn, các bạn cũng nên nắm được những biện pháp phòng ngừa và hạn chế mụn tái phát. Đừng quên rèn luyện cho bản thân chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ tốt cho việc trị mụn, bảo vệ làn da khỏe mạnh. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *