Nhiệt Miệng : Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và Chữa Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Nhiệt miệng là hiện tượng phổ biến mà chắc chắn ai cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây khá nhiều phiền toái cho người bệnh, nhất là khi ăn uống hay nói chuyện.

Nhiệt miệng là hiện tượng gì?

Nhiệt miệng còn có tên gọi khác là loét miệng hay lở miệng. Đây là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện những vết loét nhỏ và nông. Thông thường, các vết loét này sẽ có màu trắng, sau đó mới dần chuyển sang vàng. Đáng chú ý, vùng da vị trí bị nhiệt còn xuất hiện tình trạng sưng đỏ.

Các vết nhiệt thường có kích thước nhỏ chỉ khoảng dưới 1mm và gây đau rát, khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp. Chính vì vậy, tình trạng này cần được khắc phục ngay tức khắc.

nhiet mieng
Nhiệt miệng gây nên cảm giác đau rát kéo dài cho người bệnh

Nhiệt miệng được chia làm hai loại với mức độ khác nhau. Cụ thể:

  • Nhiệt miệng ở thể nhẹ: Các vết loét thường chỉ xuất hiện khoảng 3 đến 4 lần trong năm và kéo dài mỗi lần tối đa trong một tuần. Bất cứ ai cũng có thể bị loại nhiệt này nhưng phổ biến nhất là người đang trong độ tuổi từ 10 đến 20.
  • Nhiệt miệng ở thể nặng: Các vết loét xuất hiện với biểu hiện nghiêm trọng kèm theo một số triệu chứng khác. Loại nhiệt này thường ít gặp hơn và xuất hiện thường xuyên với những người đã từng mắc phải.

Nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhiệt

Hiện nay, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố liên quan khiến con người dễ gặp phải vấn đề này. Cụ thể:

  • Việc cắn vào má khi nhai nuốt chó thể hình thành các vết nhiệt trong họng.
  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng hay các thực phẩm chứa nhiều gluten gây tổn thương vùng miệng.
  • Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc quá mạnh bạo khiến niêm mạc miệng bị tổn thương.
  • Cơ thể bị thiếu hụt các vitamin B6, B2, C hay thiếu kẽm và cả acid folic.
  • Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hay lúc mang thai khiến cơ thể bị căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
  • Do yếu tố bệnh lý: Mặc dù rất hiếm nhưng nhiệt miệng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như HIV/AIDS, rối loạn tự miễn dịch Celiac, bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột hay hội chứng Behcet.
nhiet mieng
Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng có thể dẫn tới tình trạng nhiệt miệng

Một số triệu chứng điển hình của nhiệt miệng bao gồm:

  • Nhiều vết lở loét xuất hiện ở các vị trí gồm: Lưỡi, mặt bên trong của má và môi, mặt trên của miệng và phần đáy nướu.
  • Về màu sắc, chính giữa vết loét có màu trắng hoặc là màu vàng sau đó chuyển sang màu đỏ. Khi bắt đầu lành, vết loét lại chuyển sang màu xám.
  • Kích thước vết nhiệt miệng thường nhỏ dưới 1cm.
  • Trong một số ít trường hợp, nhiệt miệng còn đi kèm một số dấu hiệu khác như hạch bạch huyết xuất hiện hiện tượng sưng hay người bệnh bị sốt cao không rõ nguyên nhân.

Bị nhiệt có gây nguy hiểm không?

Thông thường, các cơn đau do nhiệt miệng sẽ thường biến mất sau 7 đến 10 ngày. Với các vết loét thì có thể mất tới 1 đến 3 tuần để lành hoàn toàn. Vết loét càng lớn thì càng mất nhiều thời gian để khắc phục hơn.

Theo các bác sĩ, tình trạng nhiệt miệng xuất hiện lâu hơn 1 tuần mà người bệnh vẫn không có các biện pháp can thiệp điều trị thì một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra gồm:

  • Nhiệt lâu ngày gây nên hiện tượng chán ăn do cảm giác đau rát khi nuốt thức ăn.
  • Cơ thể người bệnh thường trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là sốt cao.
  • Vết loét ngày càng lan rộng hơn trong khoang miệng và phát ra cả bên ngoài miệng.
  • Xuất hiện tình trạng viêm mô tế bào – Một loại nhiễm trùng da có nguy cơ lây lan nhanh chóng.
nhiet mieng
Tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể gây ra biến chứng viêm mô tế bào

Đáng chú ý, tình trạng nhiệt miệng nếu do tác nhân vi khuẩn có thể lây lan và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, khi đã áp dụng các biện pháp tại nhà mà không mang lại hiệu quả hoặc khi nhiệt miệng xảy ra liên tục ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì tốt nhất bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Xem thêm

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Khi mắc phải tình trạng nhiệt miệng, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị bằng thuốc Tây y hoặc các mẹo dân gian với nguyên liệu tự nhiên.

Biện pháp Tây y giảm đau nhiệt miệng

Thuốc Tây y chữa nhiệt miệng mà người bệnh có thể áp dụng là các loại thuốc sát khuẩn, chống viêm, điều hòa miễn dịch hay thuốc điều trị tại chỗ. Cụ thể:

  • Thuốc sát khuẩn

Loại thuốc này có tác dụng vô cùng quan trọng đó là giúp vệ sinh răng miệng và mô lợi. Người bị nhiệt miệng có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tại chỗ có chứa thành phần Chlorhexidine. Chất sát khuẩn này rất tốt trong việc chống viêm, chống nhiễm trùng, làm sạch niêm mạc miệng. Nhờ đó, khi được áp dụng hàng ngày, thuốc sát khuẩn chứa Chlorhexidine có thể giảm thiểu đáng kể tình trạng viêm loét, giảm đau hiệu quả và giúp vết thương mau lành hơn.

  • Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm dạng mỡ, kem hay dạng thuốc súc miệng có chứa triamcinolon và betamethason thường được nhiều người sử dụng để điều trị nhiệt miệng.

Đây là những loại thuốc thuộc nhóm corticoid có khả năng làm giảm triệu chứng đau rát, hàn gắn sớm các vị trí thương tổn trên da và cả khoang miệng. Đáng chú ý, việc sử dụng thuốc chống viêm tại chỗ trong thời gian ngắn thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

nhiet mieng
Để điều trị nhiệt nhiệt, bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm dạng bôi hoặc uống
  • Sử dụng vaseline

Việc sử dụng vaseline để bôi tại vị trí vết loét là cách an toàn và hiệu quả để giúp giảm ma sát vết thương. từ đó các vết loét do nhiệt miệng được mau lành hơn.

  • Các thuốc điều hòa miễn dịch

Nếu muốn sử dụng các thuốc điều hòa miễn dịch để điều trị nhiệt miệng thì người bệnh cần phải có sự kê đơn của bác sĩ. Một số thuốc thông dụng nhất Thalidomide, Pentoxifyllin hay Colchicin. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, những thuốc này chỉ nên dùng khi bệnh nặng, dai dẳng và tái phát nhiều lần do yếu tố miễn dịch.

Chú ý: Nhiệt miệng thông thường sẽ không cần phải sử dụng đến kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu tình trạng này xuất hiện do tác nhân vi khuẩn, thì việc dùng kháng sinh là điều cần thiết. Tốt nhất, người bệnh hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị triệt hiệu quả nhất.

Mẹo dân gian chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều mẹo dân gian với các nguyên liệu tự nhiên giúp điều trị nhiệt miệng đã được dân gian lưu truyền từ bao đời nay. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, lành tính, dễ áp dụng và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh và không phải cơ địa của người nào cũng phù hợp với cách điều trị này.

  • Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây từ lâu được biết đến là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Chính vì vậy, người bị nóng trong hay nhiệt miệng nên sử dụng sản phẩm này để điều trị.

nhiet mieng
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng

Để chữa nhiệt miệng, bạn cần uống nước bột sắn dây mỗi ngày 2 lần và sáng vào tối, thực hiện kiên trì trong khoảng 1 tuần để có hiệu quả tốt nhất. Chú ý, loại bột này chỉ nên hòa cùng với nước ấm để tránh hiện tượng vón cục. Còn với trẻ nhỏ thì nên nấu thành bột cho bé ăn là tốt nhất.

  • Sử dụng rau diếp cá chữa nhiệt miệng

Theo Y học cổ truyền, lá diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt. Chính vì vậy, dược liệu này cũng có thể áp dụng để điều trị nhiệt miệng.

Với phương pháp chữa nhiệt miệng này, người bệnh chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm diếp cá tươi và một chút muối trắng.
  • Rửa sạch lá diếp cá với nước muối loãng rồi cho vào máy xay nát cùng với một chút muối và lượng nước lọc vừa đủ.
  • Sử dụng nước uống diếp cá ngày từ 2 đến 3 lần liên tục trong 1 tuần để giảm triệu chứng nhiệt miệng.

Chú ý: Với trẻ nhỏ, bố mẹ bố mẹ cần lọc kỹ phần bã của diếp cá sau đó mới cho bé uống để tránh hiện tượng nghẹn hay sặc.

  • Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong nguyên chất

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị nhiệt miệng. Có khá nhiều người đáp áp dụng phương pháp này và đạt được hiệu quả bất ngờ.

nhiet mieng
Mật ong mang tác dụng kháng viêm, sát khuẩn vô cùng tốt

Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng mật ong được nhiều người bệnh đánh giá là đơn giản và dễ áp dụng. Cụ thể, bạn chỉ cần lấy lượng mật ong vừa đủ vào bông tăm bông sau đó rồi thấm nhẹ lên vết lở loét trong miệng sau mỗi bữa ăn. Thực hiện cách này hàng ngày khoảng 3 đến 4 lần, chỉ sau 3 ngày người bệnh sẽ cảm thấy các vết nhiệt miệng đang dần biến mất.

Chú ý: Không nên sử dụng mật ong trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Chế độ dinh dưỡng giúp khắc phục nhiệt miệng

Theo cả Đông y hay Tây y, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiệt miệng là nóng trong. Chính vì vậy, một chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học với nhiều thực phẩm mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cũng là cách hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Cụ thể:

  • Ăn nhiều rau xanh như rau ngót, súp lơ, bắp cải hay các loại củ như cà rốt, bầu, bí,…
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây tươi, chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, chuối hay đu đủ.
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm cay nóng, hay đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản.
  • Tránh ăn mặn hay đồ chứa nhiều dầu mỡ gây kích ứng niêm mạc họng.
nhiet mieng
Một số loại rau xanh như bắp cải, súp lơ,..rất tốt cho người bị nhiệt miệng

Những biện pháp trên chỉ nên áp dụng khi tình trạng nhiệt miệng chỉ mới trong giai đoạn khởi phát và chưa gặp biến chứng. Ngược lại khi tình trạng này kéo dài hơn hai tuần với sự xuất hiện của các vết loét lớn bất thường và ngày càng lan rộng, khoét sâu vào khoang miệng hoặc có tiết dịch thì tốt nhất người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị.

Biện pháp phòng tránh nhiệt miệng trong cuộc sống

Bất cứ ai cũng có thể ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng bằng một số biện pháp hiệu quả sau:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạng miệng như các loại thực phẩm mặn, cay hay có tính axit.
  • Chỉ nên lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống chọi lại với các loại bệnh tật.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng và không gian sống sạch sẽ. Việc súc miệng nước muối sinh lý mỗi ngày là việc làm cần thiết mà bất cứ ai cũng nên áp dụng.
  • Sử dụng loại bàn chải và kem đánh răng có chứa các thành phần giúp diệt khuẩn là cách phòng tránh nhiệt miệng, viêm họng và viêm amidan hiệu quả.
  • Không dùng các nước súc miệng hay kem đánh răng có chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate. Bởi đây là hoạt chất có thể gây nhiệt khi tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ.
  • Kiểm soát tốt cân nặng để cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Nhiệt miệng mặc dù không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây ra vô số phiền toái trong sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp của người bệnh. Sớm phát hiện tình trạng này và thăm khám bác sĩ kịp thời là biện pháp tốt nhất để sớm khắc phục được tình trạng này.

Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *