Tinh Trùng Y Sống Được Bao Lâu Trong Tử Cung, Âm Đạo? 

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tinh trùng Y sống được bao lâu trong tử cung là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bởi việc tinh trùng Y sống được mấy ngày để chờ trứng rụng sẽ có ảnh hưởng tới việc thụ thai và sinh con. Muốn biết câu trả lời chi tiết về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện. 

Tinh trùng Y là gì?

Trước khi giải đáp vấn đề tinh trùng Y sống được bao lâu trong tử cung, chúng ta cần biết tinh trùng Y là gì. Theo đó, tinh trùng ở nam giới bao gồm nhiễm sắc thể X và Y, tuy nhiên so với tinh trùng X, Y được đánh giá là khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, cả tinh trùng X hay Y đều rất khó quan sát bằng mắt thường nên cần nhìn thông qua kính hiển vi hoặc máy xét nghiệm chuyên dụng. 

tinh trung y song duoc bao lau
Tinh trùng Y là tinh trùng mang giới tính nam

Được biết, quá trình thụ tinh giữa trứng với tinh trùng Y sẽ tạo ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể XY. Sau đó sẽ phát triển thành thai nhi mang giới tính nam. Do phần đầu tinh trùng Y có chứa ADN di truyền, còn phần cổ cung cấp năng lượng để phần đuôi bơi vào tử cung. Mỗi tinh trùng Y sẽ có tốc độ di chuyển khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe, trung bình đạt 5mm/phút. 

Mặc dù tốc độ bơi có phần nhanh hơn tinh trùng X, tuy nhiên tuổi thọ của tinh trùng Y lại ngắn hơn. Trong môi trường axit khả năng di chuyển của tinh trùng Y bị hạn chế và chỉ có thể sống tốt trong môi trường kiềm. 

Cũng theo các nghiên cứu, tinh trùng Y khỏe nhất vào buổi sáng, từ 5 – 7 giờ. Đây là khoảng thời gian tinh trùng Y hoạt động xung nhất, tốc độ bơi hay năng lượng vượt qua rào cản đều nhanh hơn những thời điểm khác. Vậy nên các bạn có thể nắm bắt cơ hội này để tăng khả năng thụ thai bé trai. 

Xem thêm: Lâu Ngày Không Quan Hệ Tinh Trùng Như Thế Nào? Giải Đáp

Tinh trùng Y sống được bao lâu trong tử cung, âm đạo nữ giới?

Tinh trùng Y sống được bao lâu sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng tinh trùng, môi trường kiềm ở cơ thể người nam cũng như người nữ. Thông thường, thời gian sống trung bình của tinh trùng Y trong âm đạo, tử cung nữ giới là khoảng vài giờ cho tới 7 ngày. 

Tinh trùng Y có thể sống được bao lâu trong âm đạo?

Cho những ai chưa biết, môi trường âm đạo nữ có chứa nồng độ axit nhất định nên tinh trùng Y chỉ sống được trong khoảng vài giờ. Thực chất, môi trường âm đạo luôn có sự cân bằng nồng độ pH, tuy nhiên do quá trình sinh hoạt khiến nồng độ này không ổn định. Lúc này tính axit thường cao hơn nên sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thời gian sống của tinh trùng Y. 

Trường hợp quan hệ đúng thời điểm trứng rụng, cổ tử cung đã bong tách dịch nhầy trắng và chỉ còn dịch nhầy trong thì tinh trùng Y sẽ dễ dàng bơi vào âm đạo. Ngược lại, nếu môi trường âm đạo không thuận lợi, tinh trùng Y yếu đi, di chuyển chậm, đứng im. Khả năng cao tinh trùng Y sẽ chết ở âm đạo trước khi tiến vào tử cung để gặp trứng. 

Tinh trùng Y sống được bao lâu chờ trứng rụng ở tử cung?

Tương tự như trường hợp trên, tinh trùng Y sống được mấy ngày trong tử cung sẽ phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng của nam giới. Nếu không có có vấn đề gì, tinh trùng có thể sống được trong ống dẫn trứng từ 5 – 7 ngày. Với khả năng di chuyển nhanh, tinh trùng chỉ mất khoảng 45 phút để gặp trứng hoặc lâu hơn là 12 giờ.

tinh trung y song duoc bao lau
Tinh trùng Y sống được bao lâu trong tử cung còn phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng

Trường hợp tinh trùng Y không gặp được trứng, chúng cần thời gian để chờ đợi trứng rụng nhằm hoàn thành quá trình thụ thai hoặc bị tiêu biến. Có không ít trường hợp quan hệ trước ngày rụng trứng 5 – 7 ngày vẫn có thể mang bé trai vì tinh trùng Y có chất lượng tốt. Tức màng mũ Acrosome dày, cộng thêm nguồn dinh dưỡng từ cơ thể người nam giúp tinh trùng Y có khả năng sống lâu hơn ở tử cung. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của tinh trùng

Theo các báo cáo y khoa được tiến hành, trung bình tinh trùng chỉ có thể tồn tại trong âm đạo sau 2 tiếng quan hệ. 90% tinh trùng sẽ chết sau đó, 36 tiếng tiếp theo, những con tinh trùng đã chết sẽ biến mất hoàn toàn. Môi trường âm đạo càng mạnh, thời gian tinh trùng có thể bị rút ngắn hơn. 

Khi sống sót qua âm đạo, tinh trùng có thể tiếp cận tử cung, tuy nhiên điều này có thể diễn ra hay không còn phụ thuộc vào nồng độ axit và chất nhầy ở đây. Nếu độ pH là 6.5, tinh trùng sẽ gần như hoạt động, pH là 7, tinh trùng có khả năng thâm nhập nhẹ. nâng lực thâm nhập ở mức trung bình của tinh trùng sẽ diễn ra khi độ pH ở mức 7.5 và lý tưởng là độ pH là 8. 

Song song với đó, chất nhầy ở tử cung cũng có khả năng ảnh hưởng tới sự xâm nhập của tinh trùng. Hormone estrogen trước thời điểm rụng trứng sẽ làm tăng dịch nhầy ở tử cung, biến lượng chất nhầy này thành một dung dịch nhớt như lòng trắng trứng. Việc này giúp tinh trùng sống sót, bơi dễ dàng. 

Còn sau khi rụng trứng, hàm lượng hormone progesterone sẽ khiến chất nhầy cổ tử cung dính và đặc lại nhằm ngăn không cho tinh trùng đi vào. Từ đó, chúng ta cũng có thể tính toán được rằng ở người bình thường, tinh trùng có thể di chuyển đến cổ tử cung sau 15 phút quan hệ. Tinh trùng sẽ phải vượt qua các trở ngại trong khoảng 60 phút để có thể thâm nhập tiếp vào tử cung. 

Khi đã tới tử cung, toàn bộ tinh trùng sẽ sống, khỏe mạnh trong khoảng 6 tiếng. 12 tiếng sau, chỉ còn ⅚ số tinh trùng sống sót, ¼ tinh trùng tồn tại được sau 36 giờ tiếp theo. Đến ngày thứ 3, gần như không còn tinh trùng nào có thể sống sót nhưng vẫn có ít tinh trùng khỏe mạnh có thể sống đến ngày thứ 6 hoặc thứ 7. 

Vậy tinh trùng X và Y sống được bao lâu? Như đã chia sẻ, tinh trùng có 2 loại là X và Y. Thời gian sống của từng loại có ảnh hưởng nhiều tới giới tính thai nhi sau này. Việc nắm được tinh trùng X, tinh trùng Y sống được bao lâu trong tử cung sẽ giúp các cặp vợ chồng chủ động hơn trong việc sinh con với giới tính như mong muốn. 

Ngoài vấn đề khác nhau về tính chất, tinh trùng X và Y còn khác nhau về những đặc tính sau:

  • Tinh trùng Y: Được quy định bởi giới tính nam, chúng di chuyển nhanh, có thể sống được khoảng 1 ngày và thích hợp với môi trường kiềm. 
  • Tinh trùng X: Được quy định bởi giới tính nữ, thường di chuyển chậm và có tuổi thọ khoảng 2 – 3 ngày, thích hợp với môi trường axit. 
tinh trung y song duoc bao lau
Thời gian sống của tinh trùng X và Y khác nhau

Tham khảo thêm: 10 Cách Phục Hồi Tinh Trùng Nhanh Nam Giới Nên Áp Dụng

Biện pháp hỗ trợ tinh trùng Y sống khỏe mạnh

Theo như những gì đã chia sẻ, tinh trùng Y có khỏe mạnh thì khả năng thụ thai và mang thai bé trai mới diễn ra. Do đó, nếu bạn đang mong muốn có con trai thì ngoài việc quan tâm tới vấn đề tinh trùng Y có thể sống được bao lâu. Mọi người cần biết cách tạo điều kiện cho tinh trùng Y phát triển tốt. 

Theo đó, các cặp đôi nên chú ý hơn vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy đảm bảo nguồn dinh dưỡng đa dạng để tinh trùng Y nhận được đủ dưỡng chất chuẩn bị cho quá trình thụ thai bé trai thành công. Những loại thực phẩm có khả năng mang tới hiệu quả này phải kể đến như:

  • Thực phẩm giàu vitamin như nội tạng động vật, trứng, rau củ xanh, cá hồi,…
  • Thực phẩm chứa omega – 3 như ngũ cốc, sữa, cá, rau củ màu xanh,…
  • Thực phẩm có chứa kẽm có nhiều trong trứng, hàu, tôm, cua, thịt động vật, động vật ăn cỏ,… 

Bên cạnh đó, chất lượng tinh trùng Y còn bị chi phối bởi chế độ sinh hoạt nên nam giới cần tạo dựng thói quen lành mạnh. Cụ thể, cánh mày râu cần tránh sử dụng các hóa chất độc hại, không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, đồ uống có ga, nước ngọt,… Đồng thời nên kiểm soát giờ giấc nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya hay làm việc quá sức khiến đầu óc căng thẳng, stress,… 

Một việc không thể bỏ qua nếu muốn tăng cơ hội sinh con trai là tạo môi trường kiềm cho âm đạo trước khi quan hệ. Theo đó, chị em nên dùng muối để rửa âm đạo nhằm giúp tinh trùng Y có thể thuận lợi vượt qua rào cản của “cô bé” để tới tử cung nhanh hơn. 

Như bài viết đã chia sẻ, tinh trùng Y sống được bao lâu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng tinh trùng cũng như môi trường âm đạo, tử cung bên trong cơ thể người nữ. Nhìn chung, các thông tin được đưa ra trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để có cái nhìn khoa học và khách quan hơn, các cặp đôi tốt nhất nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, giải đáp thêm. 

Tìm hiểu ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *