Nguyên Nhân Viêm Nang Lông Vùng Kín Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm nang lông vùng kín có thể gặp ở cả nam lẫn nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường nhiều hơn nam. Không chỉ xuất hiện những nốt mẩn, mụn mủ trên da, bệnh viêm nang lông còn khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy làm cách nào để điều trị viêm lỗ chân lông ở vùng kín hiệu quả? 

Bệnh viêm nang lông vùng kín là gì?

Viêm nang lông – viêm lỗ chân lông là bệnh lý da liễu ngoài da thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở vùng tay, chân, lưng, mặt và nguy hiểm hơn là hình thành tại vùng kín. Viêm nang lông ở vùng kín thường khởi phát ở các bệnh nhân là nữ nhiều hơn bệnh nhân nam. Lý do là bởi vùng kín của phụ nữ thường ẩm ướt hơn so với nam giới. 

viem nang long vung kin
Viêm nang lông vùng kín thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới

Phần lớn người bị viêm nang lông vùng kín đều khởi phát từ nguyên nhân bị vi khuẩn, virus, các loại vi nấm tấn công và gây bệnh. Khi vi khuẩn, virus, nấm tích tụ nhiều ở nang lông, cộng thêm điều kiện ẩm ướt, thói quen vệ sinh kém khiến chúng sinh sôi, phát triển và gây bệnh. 

Xem thêm

Dấu hiệu viêm nang lông vùng kín

Triệu chứng bệnh viêm nang lông vùng kín có nhiều điểm khác biệt so với những bộ phận khác trên cơ thể. Cụ thể gồm những triệu chứng như sau:

  • Vùng kín có dấu hiệu sưng viêm, đỏ, khi sờ vào có cảm giác sần sùi, những nốt mẩn nổi cao hơn bề mặt da còn lại. 
  • Cảm thấy ngứa ngáy, châm chích tại một vùng da nhất định của vùng kín. 
  • Các sợi lông không mọc thẳng ra ngoài mà xoắn vào bên trong, gây ngứa ngáy, khó chịu. Khi quan sát kỹ, các bạn nữ có thể thấy một đoạn ngắn sợi lông nằm ngay tại nang lông, sờ vào cộm tay. 
  • Xung quanh vùng da bị viêm nhiễm có các nốt mụn đỏ với kích thước nhỏ nhưng xuất hiện dày đặc, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt vợ chồng và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. 
  • Các nốt mẩn lâu ngày sẽ chuyển thành mụn nước có mủ trắng ở đầu hoặc thậm chí là mụn nhọt gây đau nhức. Khi mụn vỡ ra sẽ đóng vảy, tạo nên lớp sừng cứng trên da hoặc làm tăng nguy cơ lây lan qua vùng da bên cạnh như da mông. 

Khi mụn mủ hình thành, sau 7 – 10 ngày tình trạng viêm nang lông sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có không ít trường hợp viêm nang lông ở vùng kín tiến triển thành thể mãn tính. Nếu không có biện pháp xử lý đúng, kịp thời, bệnh có thể hình thành cụm nhọt, mụn đinh râu, ổ gà,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và các vấn đề khác. 

Nguyên nhân gây nang lông vùng kín

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở vùng kín đã được chúng tôi đề cập qua. Ngoài yếu tố do vi khuẩn, virus, nấm, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,… bệnh có thể hình thành do những yếu tố làm tăng nguy cơ sau đây:

Cạo, tẩy lông vùng kín không đúng cách

Cạo, tẩy lông vùng kín là một trong những biện pháp làm đẹp được nhiều chị em thực hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc loại bỏ lông tại nhà như wax, nhổ lông sẽ khiến sợi lông có xu hướng mọc ngọc vào trong và làm tăng nguy cơ gây viêm da, viêm nang lông. Chưa kể, việc cạo, tẩy lông không đúng cách còn khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển. 

Do vệ sinh da kém

Vùng kín của nữ giới vốn dĩ đã khá ẩm ướt nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là khi tới tháng hoặc vào những ngày hè oi bức sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Không chỉ gây ngứa ngáy, vùng da này còn làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt, nấm da và các vấn đề khác. 

viem nang long vung kin
Vệ sinh vùng kín không đúng cách là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông

Ngoài ra, việc mặc quần lót quá chật, mặc đồ bó sát, thấm hút mồ hôi kém cũng khiến vùng kín bị ẩm ướt, hầm bí và gây bệnh. Song song với đó, việc quá lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh cũng khiến vùng kín bị kích ứng và trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt, nên tránh sử dụng sản phẩm vệ sinh không rõ nguồn gốc để giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, kích ứng.  

Do yếu tố cơ địa, nội tiết tố

Cơ địa ở mỗi người là khác nhau nên có người sẽ dễ bị viêm nang lông và các bệnh lý ngoài da hơn so với một số đối tượng khác. Trong đó, người có cơ địa da dầu sẽ dễ bị viêm nang lông. Ngoài ra, yếu tố nội tiết cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình hình thành bệnh. Nhất là khi tới ngày hành kinh, lúc này tuyến bã nhờn ở nang lông hoạt động mạnh nên dễ dẫn tới tình trạng bít tắc, tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và hình thành viêm nhiễm.

Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ góp phần quan trọng vào việc tìm ra giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy nên, các bạn cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân trước khi tiến hành áp dụng các biện pháp điều trị. 

Xem thêm

Viêm nang lông vùng kín có nguy hiểm không?

Viêm nang lông ở vùng kín nữ khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng và thắc mắc không biết tình trạng này có nguy hiểm không. Được biết, viêm nang lông ở vùng kín là bệnh ngoài da, chúng có thể tự lành sau một thời gian nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách. 

Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp do có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu, cộng thêm thói quen sinh hoạt, vệ sinh da kém khiến bệnh kéo dài. Kèm theo đó là những tổn thương nặng nề gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Khi bị viêm nang lông ở vùng kín, việc chăm sóc – điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh chuyển nặng và gây biến chứng. Những nốt mụn viêm nang lông sẽ chuyển thành các loại mụn nhọt, mụn mủ rất khó điều trị. 

Nhìn chung, viêm nang lông vùng kín có nguy hiểm, nhưng nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh sẽ chóng khỏi. 

Viêm nang lông vùng kín bao lâu thì khỏi?

Vấn đề viêm nang lông vùng kín bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, việc chủ động điều trị sớm, áp dụng đúng biện pháp điều trị, chăm sóc cũng góp phần rút ngắn thời gian chữa trị. 

viem nang long vung kin
Viêm nang lông vùng kín bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Cụ thể, khi các nốt mẩn ngứa ngáy phát triển thành mụn mủ, sau 7 – 10 ngày tình trạng viêm nang lông sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có không ít trường hợp viêm nang lông ở vùng kín tiến triển thành thể mãn tính. Nếu không có biện pháp xử lý đúng, kịp thời, bệnh có thể hình thành cụm nhọt, mụn đinh râu, ổ gà,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và các vấn đề khác. 

Xem thêm

Cách trị viêm nang lông vùng kín hiệu quả

Để hạn chế nguy cơ khiến bệnh tình trạng nặng và gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, chị em nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Sau khi có kết quả chẩn đoán cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân áp dụng theo những cách trị viêm nang lông vùng kín như sau: 

Trị viêm nang lông vùng kín tại nhà

Trong trường hợp tình trạng viêm nang lông không quá nghiêm trọng, bạn chỉ bị nổi mẩn đỏ, ngứa nhẹ thì có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian với nguyên liệu tự nhiên. Cụ thể như sau: 

Kiểm soát viêm nang lông ở vùng kín bằng lá trầu không

Với hàm lượng hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm cùng các khoáng chất tự nhiên, lá trầu không thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da. Nếu sử dụng đúng cách, lá trầu không sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm sưng, ngứa rát tại vùng kín và giúp da trở nên mềm mại hơn. 

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không còn tươi, không quá già hay quá non. 
  • Mang rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước và 1 chút muối biển để giúp làm tăng hiệu quả kháng viêm. 
  • Sau khi nước sôi, bạn cho cả nước và bã trầu vào thau, cho thêm ít nước mát vào để ngâm rửa vùng kín.
  • Ngâm trong khoảng 15 – 20 phút cho tới khi nước trầu nguội thì rửa lại vùng kín với nước sạch, thấm khô da.
  • Áp dụng cách trị viêm nang lông vùng kín với lá trầu không tuần 3 – 4 lần.

Sử dụng dầu dừa

Đây là nguyên liệu làm đẹp, dưỡng da, dưỡng ẩm được nhiều chị em yêu thích sử dụng. Ngoài những tác dụng trên, dầu dừa còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, sát khuẩn vô cùng lành tính, an toàn. Đặc biệt, dầu dừa có thể dùng được cho những vùng da nhạy cảm, dễ bị kích ứng như vùng kín để loại bỏ tế bào chết, làm sạch da và giúp giảm viêm hiệu quả. 

viem nang long vung kin
Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên giúp trị bệnh ngoài da một cách an toàn

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng kín với nước ấm, dùng khăn mềm lau khô và lấy tinh dầu thoa lên vùng da cần điều trị. 
  • Massage nhẹ nhàng vùng kín để tinh dầu dừa có thể thẩm thấu nhanh vào các nang lông, giúp dưỡng ẩm, kháng viêm, giảm ngứa và làm mềm da hiệu quả. 
  • Sau 5 phút, bạn dùng nước ấm rửa lại vùng kín và thấm khô nước là được. 
  • Nên áp dụng cách trị viêm nang lông tại vùng kín với tinh dầu dừa với tần suất 2 – 3 lần/tuần. 

Bột nghệ và mật ong chữa viêm lỗ chân lông vùng kín

Tinh bột nghệ, mật ong là những nguyên liệu làm đẹp hữu ích, giá rẻ và an toàn. Theo đó, bột nghệ có chứa hàm lượng curcumin dồi dào, mang tới quả tốt trong việc hồi phục và cải thiện vết thương. Trong khi đó, mật ong lại có chứa các hoạt chất, khoáng chất và vitamin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và cấp ẩm cho da, giúp da trắng mịn, mờ thâm hiệu quả.

Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả giảm viêm, kháng khuẩn và làm sạch vùng kín, các bạn có thể kết hợp mật ong, bột nghệ cùng với nước cốt chanh để thực hiện mẹo chữa này. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu gồm có gồm 2 muỗng mật ong nguyên chất, 2 muỗng bột nghệ tươi và ½ muỗng nước cốt chanh.
  • Trộn đều 3 nguyên liệu với nhau để tạo ra hỗn hợp đồng nhất.
  • Vệ sinh vùng kín với nước ấm và bôi hỗn hợp này lên vùng da bị viêm nang lông.
  • Trong lúc thoa hỗn hợp lên da, hãy kết hợp cùng các động tác massage nhẹ nhàng để giúp các dưỡng chất thấm sâu vào da, phát huy tối đa công dụng trị viêm nang lông.
  • Sau 5 – 7 phút, bạn rửa lại vùng kín rồi dùng khăn thấm khô da. Không nên để hỗn hợp này trên da quá lâu do trong chanh có chứa axit tự nhiên, dễ khiến da bị bào mòn, kích ứng. 
  • Thực hiện cách trị viêm nang lông ở vùng kín với bột nghệ, mật ong, nước cốt chanh liên tục trong 3 lần, tuần 2 – 3 lần. 

Dùng thuốc Tây

Dựa theo tình trạng viêm nang lông cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc kết hợp cả hai. Một số loại thuốc bôi ngoài da trị viêm nang lông vùng kín thường được dùng là Betadin, Bactroban, Fucidin,… 

Các loại thuốc dù cho hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu dùng không đúng cách, đúng người đúng bệnh thì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Sau khi đã biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn. Cụ thể như sau:

  • Viêm nang lông do tụ cầu khuẩn: Các tốt nhất để giải quyết viêm nang lông do tụ cầu khuẩn là dùng thuốc kháng sinh toàn nhân. Cụ thể là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Amoxillin, β-lactamin, nhóm Cephalosporin (Cyclin,  Ciprofloxacin, Co-trimoxazol và Metronidazol). Liều lượng và cách dùng cụ thể ở mỗi loại thuốc sẽ được điều chỉnh theo tình trạng bệnh – yếu tố cơ địa của từng người. 
viem nang long vung kin
Sử dụng thuốc trị viêm nang lông ở vùng kín theo chỉ dẫn từ bác sĩ
  • Viêm nang lông do nấm da: So với tụ cầu, viêm nang lông do nấm thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do môi trường ẩm thấp. Thông thường, với những trường hợp này, bệnh nhân sẽ được kê thuốc bôi chống nấm như Canesten, Mycoster, Nizoral,… hay thuốc uống chống nấm như Terbinafine hay Itraconazole,… 

Xem thêm

Cách phòng tránh bệnh viêm nang lông tại vùng kín

Ngoài nắm được các biện pháp điều trị viêm nang lông ở vùng kín, các bạn cũng cần quan tâm tới biện pháp phòng tránh để ngăn bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là những điều chị em nhất định phải ghi nhớ:

  • Không nên sử dụng quần lót quá lâu, sau 3 tháng, bạn nên mua mới quần lót 1 lần. Đồng thời nên giặt riêng đồ lót với nước giặt chuyên dụng, không giặt cùng quần áo khác để giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm hiệu quả hơn. 
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày bằng cách dung dịch vệ sinh cho nữ giới. 
  • Không sử dụng đồ dùng cá nhân, đặc biệt là quần áo, đồ lót, khăn mặt, khăn tắm với người khác. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ lây lan các bệnh ngoài da và một số bệnh lý nguy hiểm khác, trong đó có bệnh viêm nang lông.
  • Giữ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ và tốt hơn hết là không tự tiện cạo, tẩy hay nhổ lông khiến vùng da này bị tổn thương, làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nhiễm. 
  • Giặt khăn tắm thường xuyên và thay mới sau khoảng 3 – 4 tháng sử dụng. 
  • Khi tới ngày “đèn đỏ”, chị em nên vệ sinh da cẩn thận, giữ vùng kín sạch sẽ để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm lan rộng. 
  • Với những người có thói quen “dọn cỏ” vùng kín, sau mỗi lần thực hiện cần thoa thêm kem dưỡng ẩm cho da để giúp cân bằng độ pH và tránh tình trạng bị khô da, dẫn tới ngứa ngáy. 
  • Mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để tránh tình trạng vùng kín bị hầm bí. 
  • Nếu vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường, các bạn nên chủ động tới bệnh viện uy tín để thăm khám phụ khoa, tránh để bệnh trở nặng, gây biến chứng khôn lường. 

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và biện pháp phòng tránh viêm nang lông vùng kín. Mặc dù là bệnh lý phổ biến, không quá nguy hiểm nhưng nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những hệ lụy đáng tiếc và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh sản, mang thai sau này. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *