Bệnh á sừng ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh á sừng ở chân thường xuất hiện vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, thời tiết hanh khô, da bị thiếu độ ẩm dẫn đến bong tróc và dày sừng. Bệnh lý nếu không được điều trị cẩn thận, đúng phương pháp có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nội dung bài đọc này sẽ giúp mọi người tìm hiểu về bệnh từ đó chủ động tìm cách phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả. 

Á sừng ở chân là bệnh gì? Có lây hay không?

Bệnh á sừng ở chân là tình trạng lớp sừng ở da bị tổn thương gây khô, nứt nẻ và bong tróc. Bàn chân và gót chân là những khu vực dễ bị nhiễm á sừng nhất. Bác sĩ cho biết đây là một loại bệnh mãn tính nếu không điều trị có thể tái phát rất cao. 

a sung o chan
Bệnh á sừng ở chân có thể tái phát khi gặp điều kiện thích hợp

Ở Việt Nam, á sừng bàn chân thường gặp ở những nơi có điều kiện vệ sinh, y tế kém. Nguyên nhân một phần do chân là bộ phận phải hoạt động nhiều và tiếp xúc nhiều với những tác nhân gây bệnh. 

Muốn phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần phải điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ sinh hoạt, vệ sinh và bảo vệ vùng da bị tổn thương. 

Ngoài việc á sừng ở chân là gì thì bệnh á sừng ở chân có lây hay không cũng là vấn đề mọi người rất quan tâm đến. Bác sĩ cho biết, đây không phải là bệnh do virus, vi khuẩn gây nên vì vậy không có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người. Mọi người không cần quá lo lắng, không nhất thiết phải áp dụng biện pháp phòng tránh lây nhiễm, không kỳ thị những người đang mắc bệnh. 

Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị á sừng gót chân, bệnh nhân sẽ được kê thuốc kết hợp để điều trị. Nếu thấy có những biểu hiện lạ hãy chủ động di chuyển đến cơ sở y tế để khám, tìm biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời. 

Nguyên nhân dẫn đến á sừng ở chân

Các nghiên cứu khoa học chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng ở chân. Tuy nhiên qua những lần khám, chẩn đoán bệnh lý bác sĩ cho rằng bệnh lý khởi phát có thể do những yếu tố dưới đây: 

a sung o chan
Á sừng do nhiều yếu tố tác động hình thành nên bệnh
  • Di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh về da trong đó có á sừng. Trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì các con có nguy cơ cao bị căn bệnh này. 
  • Hoạt động chà xát mạnh: Nếu vùng da bệnh bị chà xát quá mạnh sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên vốn có khiến da bị khô, thiếu độ ẩm, dễ gây tổn thương. 
  • Do tắm hoặc ngâm chân bằng nước quá nóng: Nhiệt độ cao của nước sẽ khiến da dễ bị bỏng, làm tổn thương bề mặt tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. 
  • Do vệ sinh không sạch sẽ: Điều này sẽ khiến vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào bên trong cơ thể khi tiếp xúc với các loại hóa chất và bụi bẩn. 
  • Do da thiếu độ ẩm: Da bị khô, thiếu độ ẩm vào mùa đông nguy cơ bong tróc, nứt nẻ càng cao từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các lớp á sừng phát triển. 
  • Do thiếu vitamin: Các loại vitamin trong cơ thể như A, E, C, D thiếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến lớp sừng trên da bị ảnh hưởng. 
  • Do sự thay đổi của nội tiết tố: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lớp sừng trên dày hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Người đang mang thai, mãn kinh và dậy thì là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao. 
  • Do phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất: Người làm việc hoăc phải tiếp xúc với hóa chất nhiều như xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt,…có nguy cơ cao bị bệnh á sừng ở chân. 
  • Yếu tố môi trường: Các chuyên gia cho biết đây là một trong những tác nhân quan trọng quyết định đến nguy cơ khởi phát á sừng. Số liệu thống kê ghi lại những người thường sống trong môi trường ô nhiễm thì sẽ dễ mắc bệnh hơn những người bình thường. 

Qua những yếu tố trên đây có thể thấy việc vệ sinh vùng da chân đóng vai trò cực kỳ quan trọng mà bạn không nên chủ quan. Hãy luôn chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình để tránh nguy cơ mắc các loại bệnh da liễu kể cả á sừng. 

Các biểu hiện khi bị á sừng ở chân

Các biểu hiện của bệnh á sừng ở chân thường dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Tuy nhiên đặc điểm bệnh lý này sẽ có sự khác biệt ở từng đối tượng vì vậy bạn cần phải quan sát kỹ. Cụ thể như sau: 

a sung o chan
Da khô bong tróc là những biểu hiện điển hình của bệnh á sừng
  • Da bị khô ráp là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh á sừng. Khi sờ vào gót chân, ngón chân hay lòng bàn chân bạn sẽ thấy xù xì, thô ráp hơn những vùng da khác. 
  • Da sẽ có hiện tượng bong tróc thành từng mảng do tình trạng khô ráp kéo dài, hay còn được gọi là hiện tượng sừng hóa. Lúc này, bề mặt da của bệnh nhân sẽ có hiện tượng bong tróc thành từng mảng màu trắng sần sùi. 
  • Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, tăng dần về mức độ và kéo dài dai dẳng. Để cải thiện cơn ngứa người bệnh buộc phải dùng tay cào gãi nhưng có thể dẫn đến viêm loét, chảy máu và nhiễm trùng. 
  • Da bị nứt nẻ, nhiễm trùng là một trong những biểu hiện thường thấy của người bị á sừng vào trời lạnh.
  • Xuất hiện mụn nước do bệnh lý không được kiểm soát, đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc xuất hiện theo từng mảng, dễ vỡ hoặc gây chảy máu dịch và ngứa dữ dội. 
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Cách điều trị bệnh á sừng ở chân hiệu quả

Các phương pháp điều trị bệnh á sừng ở chân hiện nay chỉ có thể hỗ trợ, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để khám, chữa trị kịp thì đạt hiệu quả tốt nhất. 

Mẹo dân gian áp dụng để chữa bệnh á sừng

Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng ở chân là phương pháp chữa bệnh đơn giản, lành tính và cho hiệu quả khá cao. Bệnh nhân có thể áp dụng ngay cách điều trị này tại nhà vừa tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Một số mẹo dân gian hay dùng để chữa bệnh á sừng ở chân bạn có thể tham khảo thêm như sau: 

Mẹo chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá lốt 

Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, cải thiện nhanh tình trạng bong tróc, nứt nẻ, tróc vảy và ngứa ngáy. Bài thuốc chữa á sừng bằng lá lốt thực hiện khá đơn giản với vài bước như sau: 

  • Chuẩn bị 30g lá lốt tươi làm sạch sau đó cho vào nước muối loãng để ngâm 15 phút giúp loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. 
  • Cho nguyên liệu đã làm sạch vào nồi nấu cùng 1 lít nước sôi đợi 5 đến 7 phút cho các hoạt chất thoát ra hết 
  • Tắt bếp đợi nước nguội sau đó dùng để ngâm chân. Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ đạt kết quả điều trị tốt. 

Lá trầu không chữa á sừng chân

Trầu không được xem là vị thuốc Nam khá quen thuộc, có vị cay nồng, tính ấm và lành tính. Nó được sử dụng nhiều để chữa các bệnh ngoài da, tròn đó có á sừng chân. Lượng tinh dầu và các hoạt chất có trong lá trầu như acid amin, vitamin, allylcatechol, methyl eugenol, chavicol, caryophyllene, tanin… mang đến hiệu quả cao trong việc giải độc, giảm đau, kháng viêm nhiễm.

Với bệnh á sừng bàn chân, lá trầu không sẽ giúp loại bỏ tế bào sừng chết, giảm bong tróc da và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Mặt khác, nó còn tăng cường hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên các vùng da bị tổn thương do vi khuẩn gây ra.

a sung o chan
Lá trầu không chữa á sừng chân mang đến hiệu quả cao

Có 2 cách để chữa á sừng bàn chân bằng lá trầu không là:

Dùng lá trầu không để ngâm rửa bàn chân.

  • Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi, đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo nước.
  • Dùng tay để vò nát lá trầu không rồi bỏ vào nồi chứa 2,5 lít nước đang đun sôi.
  • Tiếp tục đun sôi thêm khoảng 5 phút với lửa nhỏ.
  • Sau 5 phút thì tắt bếp, đổ nước ra thau chờ cho nguội hoặc pha thêm nước lạnh để hạ nhiệt độ nước về khoảng 65 – 75 độ C.
  • Dùng nước trầu không đun để ngâm rửa vùng da bị á sừng để cải thiện các triệu chứng.

Dùng lá trầu không để đắp.

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút rồi để ráo nước.
  • Đem lá trầu không giã nát cùng một vài hạt muối biển.
  • Làm sạch vùng da tổn thương rồi lấy hỗn hợp thu được đắp lên vùng da chân bị á sừng.
  • Giữ nguyên trong khoảng 1 giờ rồi rửa sạch lại với nước sạch.

Mẹo chữa á sừng bàn chân bằng chè xanh

Lá chè xanh từ lâu được biết đến là một thảo dược quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh do nóng trong, viêm nhiễm ngoài da, trong đó có á sừng. Nguyên nhân là do hàm lượng cao các chất chống oxy hóa cùng nhiều vitamin và khoáng chất trong lá chè xanh có khả năng sát khuẩn và làm dịu da hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp loại bỏ các tế bào chết, cải thiện tình trạng da sần sùi, bong tróc, hỗ trợ quá trình tái tạo và làm lành các tổn thương da do bệnh á sừng hiệu quả.

Cách chữa bệnh á sừng ở chân bằng chè xanh thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi rửa sạch thật kỹ rồi cho vào nước muối loãng để ngâm 20 phút. 
  • Vớt lá chè xanh ra để ráo sau đó vò nát, cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước trong thời gian 10 phút sau đó tắt bếp . 
  • Đổ nước ra chậu đợi nguội bớt thì  dùng để ngâm chân trong 30 phút. Phần bã bạn có thể dùng để chà xát nhẹ lên vùng da đang bị tổn thương. 

Phương pháp chữa bệnh á sừng ở chân bằng Tây y

Đa phần các trường hợp mắc bệnh bác sĩ đều lựa chọn phương pháp điều trị bệnh bằng Tây y để cải thiện nhanh các triệu chứng. Nguyên tắc của phương pháp này là cấp nước và dưỡng ẩm da, cải thiện triệu chứng á sừng và hạn chế các tác nhân gây bệnh. Tùy theo từng trường hợp mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng bác sĩ sẽ có sự chỉ định về phác đồ trị liệu phù hợp. Trong đó bao gồm:

  • Nhóm thuốc bôi chống bạt sừng: Bao gồm acid salicylic, betnoval, diprosalic, dibetalic,… Nhóm thuốc này có khả năng loại bỏ nhanh chóng những lớp vảy sừng cứng trên da. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kìm hãm và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào thượng bì, giảm tốc độ hình thành sừng. Nhờ đó mà cải thiện chứng bong tróc, chữa bệnh á sừng bàn chân nhanh hơn.
a sung o chan
Thuốc bôi chữa bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ
  • Nhóm thuốc chống viêm steroid: Bao gồm Fucicort, dermovate, gentrisone, eumovate,… Nhóm thuốc này có thành phần hoạt chất chống viêm corticoid, mang đến hiệu quả cao trong việc chống viêm, giảm ngứa, giảm dị ứng… Chúng được dùng phổ biến trong các trường hợp bệnh á sừng trung bình và nặng và điều trị trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc có thể làm cho da bị bào mòn và giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng. Nếu dùng cho diện tích da lớn còn gây ra các tác dụng phụ toàn thân trên gan, thận, dạ dày, tim mạch và huyết áp.
  • Nhóm kem dưỡng da: Bao gồm vaseline, skincare U, Cream ure 5 – 10%, Lacticare… Là các loại kem dưỡng ẩm có khả năng cung cấp và duy trì độ ẩm cần thiết cho da, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa sự sừng hoá của da. Ngoài ra, các thành phần có trong kem dưỡng còn giúp vùng da bị bệnh không codn khô ráp, mềm mịn hơn, đẩy nhanh thời gian phục hồi và không còn cảm giác ngứa ngáy.

Xem thêm

Phòng ngừa bị á sừng ở chân

Á sừng ngón tay, á sừng ở chân sẽ gây ra nhiều bất tiện đối với cuộc sống của người bệnh mặc dù không gây quá nhiều nguy hiểm. Trong quá trình chữa trị bệnh nhân cần chú ý đến một số vấn đề như sau để đạt được kết quả chữa trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát:

  • Luôn đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh để da chân tiếp xúc với tạp chất, bụi bẩn. Đặc biệt, cần vệ sinh vùng da chân thường xuyên. 
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây bệnh khác như xà phòng, xăng dầu, hóa chất,…
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để làm mềm da nhất là khi thời tiết trở lạnh, da bị hanh khô. 
  • Tránh ngâm chân quá lâu trong nước nóng, nước muối, nước bẩn. 
  • Với những người phải làm việc trong môi trường bụi bẩn, tiếp xúc nhiều với hóa chất cần phải đi giày, ủng và mang theo đồ bảo hộ. 
  • Trong chế độ dinh dưỡng cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, các loại đồ uống có cồn khác,…
  • Bổ sung nhiều rau củ quả, hoa quả, thực phẩm có chứa vitamin, chất xơ để da khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Nên tránh xa các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như thịt bò, thịt gà, đậu phộng,…
  • Không chọc vỡ các mụn nước do á sừng gây nên bởi có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng. 
  • Đảm bảo làn da luôn được cung cấp độ ẩm đầy đủ từ trong ra ngoài, sử dụng thêm kem dưỡng dành cho bàn chân và uống nhiều nước. 
  • Người bị á sừng nên hạn chế đi bộ càng ít càng tốt, nếu đi tất chân thì cần phải thay thường xuyên để tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào vùng da tổn thương gây viêm nhiễm nặng hơn. 
  • Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và xây dựng thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để bệnh á sừng nhanh khỏi, hạn chế nguy cơ tái phát. 
  • Quá trình điều trị bệnh cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ, nếu có biểu hiện lạ khi dùng thuốc hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và tìm cách xử lý kịp thời. 
a sung o chan
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện ra dấu hiệu bất thường

Nơi chữa bệnh á sừng ở chân hiệu quả?

Các triệu chứng của bệnh á sừng ở chân không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra không ít sự cản trở cho bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày. Để cải thiện bệnh lý bạn nên tìm một địa chỉ khám bệnh uy tín để điều trị. 

Một số đơn vị chuyên chữa bệnh á sừng chân hiệu quả được nhiều bệnh nhân lựa chọn chúng tôi đã tổng hợp dưới đây để bạn tham khảo thêm: 

Bệnh viện Da liễu Trung ương 

Bệnh viện Da liễu Trung ương là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực khám và chữa bệnh da liễu. Tại đây sở hữu đội ngũ bác sĩ đầu ngành chuyên chữa bệnh á sừng vì vậy các bệnh nhân rất tin tưởng. 

Địa chỉ của bệnh viện Da liễu Trung ương tại số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. 

Khoa Da Liễu, bệnh viện Bạch Mai

Bên cạnh những bệnh viện Da Liễu chuyên khoa, thì khoa Da Liễu của bệnh viện Bạch Mai cũng là nơi khám chữa uy tín. Đơn vị này nhận khám và điều trị các bệnh về da và thực hiện những kỹ thuật trong da liễu thẩm mỹ. Hiện tại Khoa Da Liễu của bệnh viện Bạch Mai đang có 4 phòng điều trị nội trú và 2 phòng khám ngoại trú đáp ứng rất tốt nhu cầu của bệnh nhân.

Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại số 78, đường Giải Phóng, Hà Nội.

Bệnh á sừng ở chân là loại bệnh phổ biến và không gây nguy hiểm nên bạn có thể yên tâm. Nếu có các triệu chứng bất thường hãy chủ động đi khám và tìm biện pháp điều trị nhanh chóng. Tốt nhất, hãy chữa bệnh theo liệu trình của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn khi bệnh nhân áp dụng. 

BÀI VIẾT HAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *