Nên Nặn Mụn Ẩn Không? Cách Nặng Mụn Ẩn An Toàn?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mụn ẩn là một tình trạng mụn tuy không gây ra nhiều biểu hiện trên da như các loại mụn khác nhưng về lâu dài lại khiến làn da của bạn sần sùi và rất khó xử lý. Vậy có nên nặn mụn ẩn hay không và nặn như thế nào để điều trị mụn hiệu quả lâu dài?

Có nên nặn mụn ẩn không? Lúc nào có thể thực hiện?

Đúng với tên gọi, mụn ẩn (mụn ẩn dưới da) là mụn nằm dưới da, có nhân nằm sâu trong nang lông nên tuy không đau, không viêm, không có mủ nhưng rất khó nặn để loại bỏ.

Mụn ẩn thường không xuất hiện riêng lẻ mà mọc thành từng chùm và ngày càng lan rộng ra các vùng da lân cận làm da mặt sần sùi hơn. Mụn ẩn là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi nội tiết tố thay đổi. Vậy có nên nặn mụn ẩn không và đâu là phương pháp tối ưu để loại bỏ loại mụn này?

Mụn ẩn tự hết hay cần điều trị? Có nên nặn mụn ẩn không?

Nhìn chung, do mụn ẩn có kích thước nhỏ và nằm dưới da nên nhiều người lầm tưởng rằng mụn ẩn thậm chí có thể biến mất nếu không nhìn thấy. Tuy nhiên, về vấn đề “mụn ẩn có tự hết không“, nếu đang gặp phải tình trạng này thì đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm và có thể khiến bạn không điều trị mụn kịp thời.

Hầu hết, mụn ẩn nếu muốn chữa khỏi hoàn toàn thì cần phải được điều trị và điều trị đúng cách. Có rất nhiều phương pháp trị mụn ẩn mà bạn có thể áp dụng, chẳng hạn như:

  • Trị mụn ẩn bằng phương pháp sử dụng các nguyên liệu tự nhiên tự nhiên.
  • Dùng thuốc, kem trị mụn ẩn bôi ngoài da hoặc thuốc uống làm se nhân mụn.
  • Đẩy mụn và thực hiện nặn khi cồi mụn đã chín.
  • Sử dụng các công nghệ laser hoặc thẩm mỹ da liễu tiên tiến tại spa.
  • Chăm sóc da và hạn chế mụn ẩn từ bên trong,…

Như vậy, mụn ẩn không thể tự hết mà cần thông qua các cách chăm sóc da hoặc điều trị dứt điểm. Trong đó, nặn mụn ẩn sau khi thực hiện đẩy cồi mụn được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả nhanh chóng, hạn chế xâm lấn và tổn thương da. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý là sau khi thực hiện nặn mụn ẩn, bạn cần loại bỏ nhân mụn và thực hiện chăm sóc da đúng cách thì mới có thể hoàn thành quá trình điều trị mụn một cách an toàn, hiệu quả.

Khi nào nên nặn mụn ẩn?

Trong các phương pháp trị mụn ẩn, cách nặn không hề đơn giản và cần thực hiện đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm hạn chế sai kỹ thuật hoặc làm tổn thương da, để lại seo thâm, sẹo xấu sần sùi.

Chính vì những lý do trên mà việc chọn lựa thời điểm thích hợp để nặn mụn ẩn chưa bao giờ là dễ dàng. Thời điểm để lấy nhân mụn cần đảm bảo khi cồi mụn chín già, hơi cứng và đã thực hiện đẩy dần lên bề mặt da, không còn nằm sâu dưới nang lông.

Ngoài ra, để xử lý dứt điểm tình trạng mụn ẩn, ngoài việc làm sạch da đúng cách, bạn cần sử dụng các sản phẩm trị mụn an toàn và đảm bảo tiêu chuẩn để giúp đẩy nhân mụn trên mặt và chờ khô rồi mới có thể lấy nhân mụn đúng cách.

Xem thêm : Trị Mụn Ẩn Cho Da Dầu: Phương Pháp, Quy Trình Chăm Sóc

Nên thực hiện nặn mụn ẩn tại nhà hay đi Spa?

Bên cạnh thời điểm nặn mụn ẩn thì việc lựa chọn phương pháp thực hiện việc này cũng quan trọng không kém. Vậy chúng ta nên lựa chọn Spa hay tự thực hiện việc nặn mụn ở nhà?

Xem thêm

nan mun an
Nặn mụn ẩn sai cách có thể để lại sẹo rỗ vĩnh viễn trên da

Có nên nặn mụn ẩn tại nhà?

Với mụn trứng cá ở dạng nhẹ, chúng có thể đẩy mụn ẩn và loại bỏ cồi hoàn toàn nếu được chăm sóc và làm sạch đúng cách ngay tại nhà. ?Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là hoặc việc tự nặn mụn ẩn sau khi đẩy lên bề mặt cũng có thể gây ra việc bùng nổ mụn định kỳ. 

Thực tế, theo các chuyên gia da liễu, bạn không nên tự nặn mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm và đặc biệt là mụn ẩn tại nhà vì việc này thường không đáp ứng được các yêu cầu gồm:

  • Tiệt trùng và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nặn mụn.
  • Xác định chính xác loại mụn có thể nặn cũng như thời điểm cồi mụn chín.
  • Kiến thức da liễu và kỹ thuật nặn mụn an toàn của người thực hiện.
  • Chăm sóc làn da đúng cách sau khi nặn và điều trị mụn ẩn.

Như vậy. việc nặn mụn ẩn cũng như các loại mụn khác tại nhà dễ khiến tổn thương trở nên nặng hơn và để lại sẹo lõm rất mất thẩm mỹ trong tương lai. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được dùng tay hoặc que nặn mụn với các mụn ẩn, vì hành động này có thể khiến mụn nổi nhiều, nhiễm trùng, viêm nhiễm và lây lan và để lại sẹo. 

Vì vậy, thay vì tự thực hiện nặn mụn ẩn tải nhà, các chuyên gia, bác sĩ da liệu thường khuyên bệnh nhân hãy đến những cơ sở chăm sóc da uy tín để lấy nhân mụn, kết hợp với việc sử dụng sản phẩm trị mụn chuyên dụng.

Xem thêm : Có Nên Đi Spa Nặn Mụn Ẩn Không

Ưu – khuyết điểm của phương pháp nặn mụn dưới da tại spa

Khi nhắc đến nặn mụn ẩn nhằm loại bỏ nhanh chóng cồi mụn, lấy lại vè mịn màng cho da, các chuyên gia da liễu khuyến nghị nên đến tham khám, thực hiện điều trị dứt điểm tại các bệnh viện, spa uy tín. Trước khi điều trị mụn ở spa, bạn cần nắm rõ những ưu nhược điểm của phương pháp này như sau:

  • Ưu điểm: Khi đến spa để thực hiện liệu trình loại bỏ mụn, bạn sẽ được điều trị bằng các trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc. Trước khi nặn mụn, bạn sẽ được soi da, kiểm tra tình trạng mụn và cả tính chất của da để từ đó có liệu trình điều trị phù hợp nhất. Không chỉ vậy, gói trị mụn đi kèm với các dịch vụ chăm sóc da giúp da phục hồi nhanh hơn sau mụn. Bên cạnh việc nặn mụn, bạn còn có cơ hội tận hưởng các dịch vụ chăm sóc da khác giúp mang lại những phút giây thư thái.
  • Nhược điểm: Dù có những ưu điểm riêng nhưng không phải spa nào cũng có thể đáp ứng được những điều kiện tốt nhất. Một số spa vì lợi nhuận không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu có thể khiến quá trình trị mụn của bạn trở nên chậm chạp hơn. Đôi khi nhân mụn không được tiêu sạch hoàn toàn khiến mụn sưng tấy và nhiễm trùng.

Nặn mụn ẩn chỉ là một trong những bước nhỏ trong quy trình chăm sóc da bị mụn. Tuy nhiên, nếu không tìm được phương pháp nặn mụn phù hợp mình mà chỉ đẩy mụn và chăm sóc da thì tình trạng mụn ẩn vẫn không thuyên giảm. Vì vậy, nếu bạn định đi spa để trị mụn, bạn cần hết sức lưu ý và nắm rõ thông tin chi tiết về spa để chắc chắn chọn đúng nơi đáng tin cậy. 

Hướng dẫn chăm sóc da sau khi thực hiện nặn mụn ẩn

Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả điều trị của bạn, đừng bỏ qua các hướng dẫn sau trong vài ngày ngay sau khi nặn mụn để tránh vô tình làm xấu đi làn da của mình. Dưới đây là một số vấn đề bạn nên tuân thủ khi chăm sóc da sau khi vừa thực hiện phương pháp nặn để loại bỏ mụn ẩn:

  • Tránh chạm vào da: Sau khi nặn mụn, da bạn nhạy cảm hơn. Mặc dù các vết sưng viêm do vừa nặn có thể khiến da bạn ngứa ngày khó chịu. Tuy nhiên, việc tiếp xúc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này có thể làm chậm quá trình chữa bệnh và mang theo nguy cơ gây sẹo vĩnh viễn. Vì vậy bạn phải tránh tiếp xúc trực tiếp với da của bạn. 
  • Tránh trang điểm quá dày hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da: Sau khi nặn hết nhân mụn mụn, da mặt bạn sẽ hơi đỏ và sưng tấy. Hầu hết mọi người đều rất ngại và muốn trang điểm để che đi những nốt mụn này. Nếu bạn trang điểm hoặc chăm sóc da quá nhiều có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nhiễm trùng. Ngừng trang điểm cũng cho phép serum hoặc các loại thuốc khác hoạt động hiệu quả hơn.
  • Rửa mặt nhẹ nhàng: Hãy nhớ rằng làn da của bạn lúc này vô cùng nhạy cảm. Khi rửa nên xoa và massage da mặt nhẹ nhàng. Quá trình nặn mụn có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ của da. Do đó, tốt nhất là sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, dưỡng ẩm theo khuyến cáo của bác sĩ. Đây là một trong những vấn đề trong việc chăm sóc da sau khi nặn mụn mà bạn cần chú ý.
  • Ngừng sử dụng nước hoa hồng (toner): Các chuyên gia chăm sóc da khuyên bạn nên ngừng sử dụng nước hoa hồng từ 1 – 2 ngày sau khi lấy nhân mụn. Đặc biệt nếu nó có chứa cồn hoặc chứa các thành phần tẩy tế bào chết, làm săn chắc da. Những hóa chất này dù ở tỉ lệ thấp vẫn có thể gây kích ứng hoặc khô da.
  • Tránh xông hơi: Hầu hết các thẩm mỹ viện hay spa thường phổ biến dịch vụ xông hơi thư giãn. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện các thủ thuật xông hơi ít nhất 1 ngày sau khi nặn mụn để tránh làm vỡ các mao mạch đang nhạy cảm.
  • Điều chỉnh bài tập thể thao: Bạn nên đợi ít nhất 1 – 2 ngày sau khi nặn mụn trước khi quay lại tập thể thao do lúc này nhiệt độ da mặt có thể tăng lên. Bên cạnh đó, mồ hôi cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 

Tham khảo : Nguyên Nhân Mụn Ẩn Trên Trán

nan mun an
Làm sạch da là bước vô cùng quan trọng trong điều trị mụn

Những lưu ý quan trọng khi điều trị mụn ẩn

Làn da trong quá trình điều trị, đặc biệt là sau khi lấy nhân mụn rất nhạy cảm. Vì vậy, chúng ta phải ghi nhớ những quy tắc chăm sóc sau khi điều trị:

  • Làm dịu da: Điều đầu tiên chúng ta cần là làm dịu da sau kích ứng, làm dịu các nốt mẩn đỏ. Chúng ta phải sử dụng các sản phẩm làm mát da, giảm viêm nhiễm. Thay vì sử dụng các sản phẩm kem bôi ngoài da, hãy lựa chọn mặt nạ có đặc tính làm dịu da, mềm da và giảm nguy cơ viêm nhiễm tại chỗ.
  • Ngăn ngừa thâm sẹo: Đây là bước chăm sóc da quan trọng sau khi điều trị mụn. Để ngăn ngừa sẹo hoặc thâm, điều quan trọng là phải chữa lành vết thương và thúc đẩy làn da mới khỏe mạnh. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm trị thâm phù hợp với loại da của mình.
  • Sử dụng các loại kem hỗ trợ điều trị mụn: Để ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương và suy yếu sau khi trị mụn, bạn nên sử dụng sản phẩm không chứa dầu với thành phần tự nhiên dịu nhẹ với da. 
  • Bảo vệ da bị tổn thương: Sử dụng miếng dán mụn có thể được sử dụng để bảo vệ các vùng da bị tổn thương khỏi các tác động của môi trường. Điều này thúc đẩy quá trình chữa lành tốt hơn và ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn và các mảnh vụn xâm nhập vào vết thương. Ngoài ra, miếng dán mụn có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi mụn đã được nặn ra, vì chúng thường chứa các chất để điều trị mụn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia da liễu: Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ về cách chăm sóc phù hợp với trường hợp da của riêng mình trước khi bắt đầu quy trình điều trị nào.
nan mun an
Bạn nên nặn mụn ẩn tại các cơ sở chăm sóc da chuyên nghiệp

Hy vọng bài viết trên có phần giải đáp được những băn khoăn của mọi người về vấn đề nặn mụn ẩn và điều trị mụn tận gốc. Nếu có quyết tâm và  áp dụng khoa học, chắc chắn mụn sẽ sớm biến mất trên da của bạn.

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *