Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách khắc phục bà bầu nên biết
Trong quá trình mang bầu, người phụ nữ có sức đề kháng yếu, nhiều cơ quan chức năng có thể không hoạt động bình thường, dẫn đến tình trạng ợ hơi buồn nôn khi mang thai. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu nên tham khảo những nguyên nhân và cách khắc phục triệu chứng này.
Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là hiện tượng gì? Nguyên nhân chủ yếu
Ợ hơi buồn nôn khi mang thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn hay còn được gọi là hiện tượng ốm nghén. Theo nghiên cứu, có đến 85% bà bầu gặp tình trạng này do cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố và bị nhạy cảm với các loại mùi của thức ăn.
Hiện tượng ợ hơi buồn nôn ở bà bầu không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên người mẹ cần tìm cách khắc phục để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của em bé trong bụng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ợ hơi buồn nôn khi mang thai như do thói quen ăn uống, sự thay đổi nội tiết tố, tử cung phát triển hay do các bệnh lý về dạ dày và tiêu hóa.
Thói quen ăn uống dẫn đến ợ hơi buồn nôn khi mang thai
Khi mẹ bầu ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, nhai không kỹ dẫn đến hội chứng ruột kích thích và là nguyên nhân khiến dạ dày hoạt động kém hơn. Ngoài ra, bà bầu hay thèm ăn các món chua cay, đồ ăn nhanh có nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, khiến thức ăn không được tiêu hóa hết. Thức ăn ứ đọng trong dạ dày cùng lượng khí tích tụ bị đẩy ra ngoài gây nên tình trạng ợ hơi buồn nôn.
Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, lượng hormone trong cơ thể bà bầu bị thay đổi, hệ bài tiết và tiêu hóa bị rối loạn. Lúc này, axit trong dạ dày bị giảm, hoạt động tiêu hóa không hiệu quả. Những thực phẩm được nạp vào cơ thể không được hấp thụ hết, dẫn đến triệu chứng đầy bụng, buồn nôn.
Tử cung phát triển
Khi mang thai, thai nhi càng lớn thì tử cung của phụ nữ càng giãn nở. Điều đó khiến cho dạ dày bị chèn ép, các cơ quan tiêu hóa không hoạt động bình thường được. Lúc này bà bầu sẽ có cảm giác đầy chướng bụng và sinh ra hiện tượng ợ hơi buồn nôn.
Bệnh lý về dạ dày và tiêu hóa
Nếu người mẹ có các bệnh lý về dạ dày và đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, loét tá tràng, trào ngược dạ dày,… các triệu chứng ợ hơi buồn nôn xuất hiện nhiều hơn. Cùng với đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, miệng đắng và chán ăn, cũng có thể bị đau rát quanh rốn và thượng vị.
Triệu chứng ợ hơi buồn nôn khi mang thai ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người mẹ do có sự thay đổi về khứu giác và vị giác. Mẹ bầu thường hay xuất hiện tâm lý lo lắng, căng thẳng, ăn không ngon miệng, mất nước. Điều này khiến cho bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu, chóng mặt, và bị sụt cân, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé. Vậy nên các mẹ bầu cần chú ý và tìm cách khắc phục các triệu chứng này.
Cách khắc phục tình trạng ợ hơi buồn nôn khi mang thai
Phụ nữ mang thai cơ thể thường yếu, vì vậy cần chú ý đến sức khỏe của mình để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Đối với triệu chứng ợ hơi buồn nôn khi mang thai, bà bầu có thể tham khảo các cách chữa dân gian, dùng thuốc Tây y để đẩy lùi tình trạng bệnh.
Xử lý ợ hơi buồn nôn NHANH CHÓNG – KHÔNG TÁI PHÁT từ thuốc Đông y
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu rất dễ gặp phải tình trạng ợ hơi kèm theo hiện tượng buồn nôn. Để nhanh chóng tình trạng này mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, các mẹ bầu không nên bỏ qua bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của đơn vị Nhất Nam Y Viện.
Nhất Nam Bình Vị Khang có nguồn gốc từ bài thuốc triều Nguyễn đặc chế dành cho Vua Tự Đức. Theo đánh giá, bài thuốc là một trong số ít những giải pháp điều trị ợ hơi và bệnh lý dạ dày đáp ứng đúng và đủ nguyên lý chữa bệnh từ YHCT. Chính điều này đã giúp Nhất Nam Bình Vị Khang liên tục được báo chí đăng tải hiệu quả.
Xem thêm: Lộ diện bài thuốc chữa ợ hơi hiệu quả ở phụ nữ mang thai chỉ sau 45 ngày sử dụng
Sau thời gian nghiên cứu từ bài thuốc cổ, các chuyên gia YHCT đã gia giảm, cải tiến công thức mới cho hiệu quả cao gấp 3 – 4 lần, rút ngắn thời gian điều trị chỉ còn 2 tháng.
Theo đó, Nhất Nam Bình Vị Khang được hoàn thiện với 4 bài thuốc nhỏ, mỗi bài thuốc có vai trò riêng vừa nâng đỡ, hỗ trợ nhau tạo cơ chế “kiềng ba chân” vững chắc:
- Cải thiện tình trạng ợ chua, đầy bụng, xoa dịu cơn đau dạ dày bằng việc tắc động trực tiếp vào Tỳ – Vị.
- Bồi bổ Tỳ – Vị, hoạt huyết, nâng cao chức năng dạ dày, hồi phục thương tổn do vi khuẩn gây ra, tăng cường miễn dịch chống lại tác nhân xấu gây bệnh xâm nhập.
- Tiêu viêm, giải độc, đào thải độc tố để ngăn nguy cơ tái phát bệnh sau này.
Các mẹ bầu khi điều trị với Nhất Nam Bình Vị Khang sẽ được lên phác đồ theo từng mức độ ợ hơi, đau dạ dày gặp phải. Thuốc tập trung vào cơ chế TĂNG BẢO VỆ – GIẢM TẤN CÔNG một cách toàn diện nhất.
TS.BS VÂN ANH PHÂN TÍCH CÁCH CHỮA BỆNH Ợ HƠI HIỆU QUẢ TỪ ĐÔNG Y
Đối với mẹ bầu, độ an toàn cho sức khỏe được đặt lên hàng đầu, chú trọng đến nguyên tắc này, trong phác đồ điều trị ợ hơi của các mẹ bầu sẽ được bác sĩ sẽ gia giảm thêm các vị thuốc bổ như Bạch linh, Đẳng sâm, Ô dược, Dạ cẩm, Bạch truật, Nghệ vàng cùng nhiều vị dược liệu quý khác.
Đặc biệt, đơn vị Nhất Nam Y Viện luôn chủ động trong nguồn cung dược liệu với việc quản lý nhiều vườn thuốc SẠCH trên tiêu chuẩn GACP – WHO để phục vụ việc bào chế thuốc. Hầu hết các dược liệu trong Nhất Nam Bình Vị Khang đều được thu hái tại đây. Bài thuốc tuyệt đối an toàn cho sức khỏe, đảm bảo 3 KHÔNG:
- KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ
- KHÔNG GÂY NHỜN THUỐC
- KHÔNG GÂY MỆT MỎI
Qua thời gian dài nghiên cứu, bào chế ứng dụng, Nhất Nam Bình Vị Khang đã được ứng dụng rộng rãi, giúp cho hơn 39.876 bệnh nhân khỏi bệnh, tỷ lệ thoát bệnh sau 1 – 2 tháng lên tới 97,6%.
Xem thêm: [HOT] Chuyên gia đánh giá về hiệu quả Nhất Nam Bình Vị Khang
Người bệnh quan tâm tới bài thuốc có thể liên hệ tới Nhất Nam Y Viện hoặc click ngay tại đây!
Mẹo dân gian giúp bà bầu tránh tình trạng ợ hơi buồn nôn
Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
Sử dụng gừng
Gừng được xem là dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Gừng có tính ấm, có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại và giải độc. Phụ nữ khi mang thai dùng gừng có thể ngăn ngừa các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi hay buồn nôn. Gừng được sử dụng dưới dạng trà sẽ mang đến hiệu quả cao nhất.
Cách thực hiện:
- Sử dụng gừng khô hoặc tươi đều được
- Lấy khoảng 5 gam rễ gừng sống thái lát hoặc xay, ngâm với nước nóng, uống trực tiếp khi còn ấm.
- Bạn cũng có thể đổ nước nóng lên túi trà gừng khô, để trong vài phút và uống
- Lưu ý mẹ bầu không uống trà gừng khi gần sinh vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Hỗn hợp chanh và mật ong có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu ở bà bầu
Mật ong kết hợp với nước cốt chanh được sử dụng nhiều cho những người đang có các vấn đề về dạ dày. Mật ong có tác dụng làm giảm tổn thương niêm mạc, kháng khuẩn, chống viêm loét. Trong khi đó, chanh có công dụng giảm triệu chứng buồn nôn, khó chịu sau khi ăn. Sử dụng chanh và mật ong an toàn cho bà bầu và không gây ảnh hưởng đến thai nhi, giúp bà bầu giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Cách thực hiện:
- Cho 3 thìa cà phê mật ong với 300ml nước sôi.
- Vắt thêm nửa quả chanh vào và khuấy đều.
- Mẹ bầu uống từng ngụm hỗn hợp này khi nước còn ấm để mang đến hiệu quả cao.
- Lưu ý không nên cho nhiều chanh sẽ làm đảo ngược các tác dụng, dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
Lá bạc hà tốt cho phụ nữ có thai
Theo y học cổ truyền, trà bạc hà có tác dụng giảm tình trạng ốm nghén ở bà bầu. Trong lá bạc hà có chứa chất giúp kháng khuẩn, ức chế hoạt động của virus, chống oxy hóa mạnh và điều trị nhiều loại bệnh. Phụ nữ mang thai sử dụng bạc hà có thể đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một ít lá bạc hà rửa sạch
- Cho lá đã chuẩn bị và 1 ly nước vào nồi đun sôi, khi bắt đầu sôi thì tắt lửa.
- Bạn có thể cho thêm chanh và mật ong để tăng hương vị và dễ uống hơn.
Sử dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà
Phụ nữ khi mang thai bị ợ chua buồn nôn có thể sử dụng các biện pháp tập luyện đơn giản và hiệu quả tại nhà. Các bài tập này cũng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
- Tập Yoga: Yoga là bộ môn mang đến nhiều lợi ích cho người tập luyện. Đối với bà bầu, tập yoga giúp giảm stress, căng thẳng, đẩy lùi các triệu chứng đau đầu, tay, chân, cảm giác đầy bụng và buồn nôn. Ngoài ra, tập yoga thường xuyên giúp quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn và còn giúp mẹ bầu lấy lại vóc dáng cân đối sau sinh một cách nhanh chóng.
- Ngồi thiền: Đây là biện pháp giúp bà bầu thư giãn, tinh thần thoải mái và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Ngồi thiền hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe ở bà bầu, tăng hệ miễn dịch và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đẩy lùi các triệu chứng ợ hơi buồn nôn.
- Xoa bóp: Xoa bóp theo phương pháp Y học cổ truyền giúp bà bầu thư giãn, giảm căng thẳng, stress, đau nhức và giúp ngủ ngon hơn. Việc xoa bóp thường xuyên và đều đặn có thể giảm được tình trạng đầy hơi buồn nôn.
Thuốc Tây y dành cho người bị ợ hơi buồn nôn khi mang thai
Bà bầu khi bị các triệu chứng này nên ưu tiên điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng các dược liệu tự nhiên. Nếu sử dụng các cách này không hiệu quả, mới tham khảo các loại thuốc Tây. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và những hệ quả xấu. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không được tự ý mua thuốc về sử dụng.
- Vitamin B6: Loại thuốc này được dùng cho phụ nữ có thai đang xuất hiện tình trạng buồn nôn và nôn, thường không có tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
- Thuốc thuộc nhóm kháng Histamin như Meclizin: có tác dụng đẩy lùi tình trạng buồn nôn ở bà bầu.
- Thuốc chống nôn Domperidon: Loại thuốc này có tác dụng kích thích nhu động ruột của ống tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ hơn, tránh tình trạng đầy bụng, buồn nôn.
Cơ sở y tế uy tín người bệnh có thể tham khảo
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế chuyên khám và chữa các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa. Người bệnh nên tìm hiểu thông tin để chọn cho mình phòng khám, bệnh viện uy tín.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Đây là bệnh viện tuyến Trung ương, được nhiều người biết đến trên khắp cả nước. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn và được đào tạo bài bản, cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc khám và điều trị bệnh. Các lĩnh vực mà bệnh viện chuyên khám chữa bao gồm: Tiêu hoá, Vi sinh, Hóa sinh, Giải phẫu, Gây mê hồi sức, Thần kinh,….. Bà bầu bị các vấn đề về tiêu hóa và đặc biệt là chứng ợ hơi buồn nôn có thể đến khám và chữa trị tại đây.
Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội (024.38.253.531)
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị khám chữa các bệnh lý về tiêu hóa hàng đầu trên cả nước. Ở đây có nhiều bác sĩ giỏi, là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành. Đặc biệt, vào năm 2014, Trung tâm Nội soi tiêu hóa Việt Nam – Nhật Bản thuộc khoa Tiêu hóa của bệnh viện đã chính thức đi vào hoạt động. Đây chính là trung tâm Nội soi hàng đầu cả nước trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh về tiêu hóa. Vì vậy bệnh viện Bạch Mai là đơn vị y tế mà các bà bầu bị ợ hơi buồn nôn nên đến khám.
Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội (024.3869.3731)
Bệnh viện Thu Cúc
Đây là bệnh viện uy tín trong việc khám và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có tiêu hóa. Khoa tiêu hóa của bệnh viện Thu Cúc có hệ thống nội soi hiện đại, an toàn và mang đến kết quả chính xác. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, đã và đang hoạt động tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E. Người bị dạ dày và bà bầu bị ợ hơi buồn nôn có thể đến Thu Cúc để được khám và điều trị.
Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội (093 638 82 88).
Bệnh viện Thanh Nhàn
Đây là một trong 7 bệnh viện thuộc phân nhóm bệnh viện Hạng I tại Hà Nội. Bệnh viện Thanh Nhàn có đội ngũ bác sĩ được đào tạo ở cả trong nước và nước ngoài, có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau. Các chuyên khoa chính của bệnh viện bao gồm: Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp, Thần kinh, Ung bướu, Tiêu hóa, Giải phẫu, Tim mạch, Huyết học,.. Người bị bệnh ợ hơi buồn nôn có thể đến khám tại đây theo địa chỉ 42 Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội (0243.9714.363).
Chế độ ăn uống đối với người bị ợ hơi buồn nôn khi mang thai
Phụ nữ trong quá trình mang thai, cơ thể thường rất nhạy cảm, nên chú ý đến các biểu hiện bất thường để khắc phục ngay. Đặc biệt các mẹ bầu cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho mình để có thể đẩy lùi tình trạng bệnh.
Các thực phẩm bà bầu bị ợ hơi buồn nôn nên ăn bao gồm:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất đạm, khoáng chất để giúp cơ thể dễ tiêu hóa, tránh tình trạng đầy bụng và giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn.
- Ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả như rau ngót, các loại cải, quả táo, bơ để chức năng tiêu hóa của dạ dày hoạt động tốt hơn. Đồng thời, ngăn ngừa triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi.
- Bà bầu nên ăn thịt bò, thịt gà, và các loại đậu để bổ sung lượng đạm cần thiết cho bản thân và thai nhi.
- Sử dụng sữa chua, váng sữa để tăng cường sức đề kháng, men vi sinh, giúp dạ dày tiêu hóa tốt và đẩy lùi các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
- Nên sử dụng các món ăn luộc, hấp, hầm để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, tránh gây tình trạng ợ hơi buồn nôn.
Các thực phẩm bà bầu không nên ăn như:
- Không nên ăn các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ khiến dạ dày khó tiêu hóa, thức ăn bị ứ đọng nhiều dẫn đến ợ hơi, đầy bụng và buồn nôn.
- Bà bầu thường hay thèm đồ chua, tuy nhiên ăn các món ăn chứa chất chua sẽ gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ hơi. Nguy hiểm hơn, các loại thức ăn như kim chi, cà muối còn khiến dạ dày dễ bị tổn thương và viêm loét.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc là và các đồ uống có ga. Các chất này khi vào cơ thể sẽ làm hại đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, gây ra hiện tượng ợ hơi buồn nôn. Ngoài ra, dùng thuốc lá hay rượu bia khiến thai nhi bị ảnh hưởng, thậm chí là bị dị tật.
Những lưu ý cho bà bầu
Bà bầu bị chứng ợ hơi buồn nôn thường khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon và khó ngủ. Điều này ảnh hưởng đến cả sự phát triển của thai nhi. Để tránh tình trạng này, các mẹ bầu cần chú ý:
- Có thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết và thực phẩm dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn có hại cho các chức năng của dạ dày.
- Chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Việc làm này giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng, tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng ứ đọng thức ăn gây đầy bụng.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng để quá trình sinh nở dễ dàng hơn và tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
- Phụ nữ mang thai không được sử dụng các chất kích thích, đồ uống có hại cho sự phát triển của em bé. Thay vào đó, nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Tránh để tiếp xúc với các mùi khó chịu dễ gây buồn nôn như mùi thuốc lá, mùi chiên rán, khói bụi độc hại.
- Mẹ bầu có thể sử dụng các loại trà như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà để cải thiện tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa ợ hơi buồn nôn.
- Ăn ngủ đúng giờ giấc, không nên thức khuya và không hoạt động mạnh.
Quá trình mang thai vô cùng quan trọng vì có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ những năm đầu đời, vì vậy cha mẹ cần cực kỳ chú ý. Khi mẹ bầu bị các triệu chứng bất thường cần tìm cách điều trị ngay. Đối với tình trạng ợ hơi buồn nôn khi mang thai, bà bầu không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan. Hãy tìm cho mình những biện pháp chữa trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
XEM NGAY:
Hồi mới mang thai 6 tháng mình cũng bị ợ hơi với buồn nôn, cứ nghĩ là ốm nghén bình thường thôi nhưng cứ ăn vào cái gì là nôn ra, cảm giác đau tức lòng ngực, đi khám mới biết bị trào ngược dạ dày. Lúc đó cũng khó chịu lắm nhưng ráng nhịn, không dám thuốc thang gì cả, chỉ chườm ấm rồi ngậm gừng cho đỡ thôi. Sau khi con được 1 tuổi, mình cai sữa cho con rồi mới bắt đầu kiếm thuốc mà uống. Mà uống thuốc tây cả mấy tháng nay rồi mà vẫn chưa khỏi nên định chuyển sang uống đông y xem thế nào. Mọi người cho mình hỏi là có ai dùng bình vị khang chữa được cái bệnh trào ngược dạ dày này chưa.
Mình cũng đang dùng thuốc bình vị khang để trị trào ngược dạ dày nè bạn. Mình biết tới nó là nhờ cô bạn đang làm bs ở bệnh viện YHCT TW chỉ cho ấy. Trước khi tới nhất nam mình có tìm hiểu thì thấy nhiều người review tốt lắm, với thấy nhất nam cũng toàn các bs có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên tin tưởng lắm. Mà nói thật chứ thuốc này có tác dụng khá là chậm. Mình phải uống tới tuần thứ 2 mới thấy hiệu quả, cơn đau mới giảm từ từ. Uống đâu hơn 1 tháng là cơn đau dứt hẳn, triệu chứng buồn nôn cũng giảm tới 50% rồi ấy. Hết tháng thứ 3 là hết đau, hết buồn nôn, ăn uống thoải mái hẳn nên mình tăng được gần 2 kg. Tính tới giờ mình đã ngừng thuốc được cả năm rồi mà bệnh không có dấu hiệu tái phát gì cả luôn.
Mình đang bị viêm loét dạ dày, bs ở bệnh viện cũng cảnh báo có nguy cơ sẽ chuyển sang thủng dạ dày. Mà khổ nỗi từ lúc có bệnh là mình đã uống thuốc ở bệnh viện rồi, uống gần 2 năm nay mà có khỏi đâu, nên bây giờ nản quá chả muốn uống nữa. Mọi người cho mình hỏi là ở đây ai dùng bình vị khang trị loét dạ dày thì khoảng bao lâu mới hết bệnh được vậy.
Cho mình hỏi là uống bình vị khang có bị tác dụng phụ gì không. Chứ mình uống thuốc tây trị dạ dày bị nóng trong người, mất ngủ, nổi mụn với rụng tóc quá trời.
Có mẹ nào ở đâu bị đau dạ dày mà uống thuốc bình vị khang khỏi chưa ? Hồi mang bầu là em đã bị rồi nhưng ráng cắn răng chịu đựng, chỉ dám dùng mấy mẹo dân gian để giảm đau thôi. Giờ con em cai sữa hoàn toàn rồi em mới dám đi tìm thuốc chữa.
Trước khi mang bầu là em đã bị trào ngược dạ dày rồi, cổ họng cứ vướng vướng, ăn vào cái gì cũng có cảm giác buồn nôn, sau uống thuốc tây đỡ nhiều lắm rồi mới dám mang bầu. Vậy mà mới bầu bì có 3 tháng bệnh lại quay trở lại. Mấy mẹ bầu có kinh nghiệm gì không chỉ em với.
Lúc bầu bì cơ thể thay đổi + thêm đau dạ dày làm mình vô cùng stress, người gầy nhom, sợ sinh con ra bị nhẹ kí. Thấy người ta bầu khỏe mạnh, ăn uống bình thường mà thấy ham. Sau khi con cai sữa cũng ráng đi chữa, nhưng uống thuốc tấy quá trời mà bệnh cứ khỏi là lại tái phất. Cô bạn mình mới giới thiệu qua bên nhất nam chữa, ở đây mình gặp bs vân anh, bác bắt mạch với thăm khám cẩn thận lắm, mình uống thuốc đông y do bác kê có 3 tháng thôi mà khỏi bệnh tới giờ được 1 năm rồi.
Ai mà dùng nghệ chữa đau dạ dày thì nhớ uống vừa phải thôi nhé. Em gái mình không biết nên uống quá trời. Giờ người cứ bị nóng trong, còn lên mụn nữa cơ.
Trước đây khi bị dạ dày còn dám uống thuốc tây. Giờ bầu bì thì đau cũng rãng nhịn, sợ uống vào ảnh hưởng tới con. Có mẹ nào chỉ mình cách giảm đau dạ dày mà vẫn an toàn với, chứ giờ cứ bị ợ hơi với buồn nôn mà khó chịu quá.
Bà bầu uống nước dừa được không mọi người. Mình đang bị ợ chua, có cảm giác buồn nôn khi ăn và đau vùng thượng vị. Thấy nhiều người bảo uống nước dừa sẽ đỡ, nhưng có người lại nói bà bầu không nên uống nước dừa.