Viêm khớp mãn tính là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm khớp mãn tính là tình trạng sụn, các xương dưới sụn và mô bao quanh khớp bị tổn thương nhiều ngày có tính dai dẳng. Bệnh lý này chịu ảnh hưởng nhiều bởi tuổi tác và gần như không thể điều trị khỏi hẳn. Vậy làm thế nào để cải thiện hiệu quả các triệu chứng do hiện tượng này gây nên? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn từ căn nguyên đến cách chăm sóc, phòng ngừa.

viem khop man tinh
Hiểu thế nào về tình trạng viêm khớp mãn tính?

Viêm khớp mãn tính là gì? Các dạng phổ biến

Viêm khớp mãn tính (hay viêm khớp mạn tính) là hiện tượng mô bao quanh khớp cùng các mô sụn, xương dưới sụn bị tổn thương kéo dài. Những biểu hiện bất thường này xảy ra ở nhiều khớp, chữa nhiều lần nhưng không thể khỏi hẳn. Tình trạng này ngược lại hẳn so với bệnh viêm khớp cấp tính (do nhiễm khuẩn, phản ứng) phát sinh đột ngột và có thể chữa dứt điểm.

Các dạng phổ biến

Bệnh viêm khớp mãn tính được chia thành nhiều dạng khác nhau, có thể kể đến:

  • Thoái hóa khớp: Đây là một dạng viêm khớp mãn tính thường gặp nhất ở những người trên 60 tuổi. Lý do là vì ở người cao tuổi, quá trình lão hóa diễn ra mạnh làm cho khớp ngày càng thoái hóa kèm theo viêm. Nó gây xơ hóa, làm thay đổi hoặc bào mòn mô sụn.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là tình trạng viêm mãn tính ở khớp do rối loạn hệ miễn dịch gây nên. Theo đó, các kháng thể được tạo ra sẽ tấn công vào màng bao hoạt dịch hay các mô quanh khớp và sụn. Không chỉ gây đau nhức, viêm khớp dạng thấp còn khiến người bệnh chán ăn, sốt, lạnh. Thể bệnh này có tính đối xứng, thường xuất hiện ở các khớp ngón tay, đầu gối, cổ tay, chân.
  • Gout: Xảy ra do có sự rối loạn trong khi cơ thể sản xuất và đào thải axit uric. Nó làm muối urat tồn ứ lại trong ổ khớp gây sưng đỏ và đau dữ dội.
  • Viêm khớp vảy nến: Viêm khớp vảy nến hình thành do hệ miễn dịch bị rối loạn, tấn công vào mô sụn. người bệnh sẽ có cả biến chứng của bệnh vảy nến và bệnh viêm khớp. Những tình trạng này đều dễ phát triển đến mãn tính và thường tái phát khi có yếu tố ngoại sinh tác động.

Ngoài các dạng bệnh trên, viêm khớp mãn tính còn xảy ra ở nhiều dạng tổn thương khớp khác, nhưng hiếm gặp.

Nguyên nhân của bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, tùy thuộc vào loại khớp viêm. Tuy nhiên yếu tố phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này là những ảnh hưởng từ rối loạn chuyển hóa và miễn dịch, quá trình thoái hóa.

  • Thoái hóa: Đây là quá trình tất yếu xảy ra khi tuổi tác tăng lên. Thoái hóa khớp làm suy giảm chức năng vận động, gây hiện tượng viêm. Cho nên hầu hết người cao tuổi đều có biểu hiện của viêm khớp mãn tính.
  • Rối loạn miễn dịch: Đây là nguyên nhân gây ra các dạng viêm khớp mãn tính như viêm khớp vảy nến hay viêm khớp dạng thấp. Lý do gây rối loạn hệ miễn dịch hiện vẫn chưa được các nhà khoa học công bố. Tuy nhiên, những nghiên cứu về di truyền học đã tìm thấy mối liên hệ giữa rối loạn hệ miễn dịch và gen.
  • Rối loạn chuyển hóa: Đây là nguyên nhân gây nên bệnh gout – một thể bệnh của viêm khớp mãn tính. Rối loạn chuyển hóa xảy ra do tổn thương ở thận, chế độ ăn, di truyền và do dùng thuốc lợi tiểu. Nó làm xáo trộn khả năng đào thải axit urat và để lại các tinh thể này trong khớp.

Ngoài ra, những yếu tố như tuổi tác, cân nặng, vận động thể chất, dinh dưỡng và thói quen sống… cũng góp phần gây nên tình trạng viêm khớp mãn tính.

Dấu hiệu bị viêm khớp mãn tính

Các triệu chứng của viêm khớp mãn tính có khá nhiều và thường thay đổi tùy thuộc mức độ tổn thương hoặc vị trí khớp. Phổ biến là các biểu hiện:

viem khop man tinh
Hình ảnh một số khớp gối, tay, chân bị sưng tấy do viêm
  • Đau nhức ở khớp: Triệu chứng này thường gặp ở hầu hết các dạng của viêm khớp mãn tính. Tuy nhiên mức độ các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đột ngột hoặc khởi phát khi có tác động cơ học, biểu hiện dần dần.
  • Cứng tê khớp: Do cấu trúc khớp bị mất cân bằng khi tổn thương nên gây ra hiện tượng tê cứng. Người bệnh thường cảm nhận rõ nhất dấu hiệu này khi mới ngủ dậy. Hoặc sau một thời gian dài mới vận động trở lại thì thấy hiện tượng này.
  • Sưng đỏ ở vị trí khớp viêm và xung quanh: Sưng đỏ và nóng ran là những hiện tượng khá thường xuyên xuất hiện xung quanh vùng da bao ổ khớp bị viêm, gout. Một số người bị viêm khớp mãn tính do thoái hóa khớp cũng gặp phải tình trạng này. Lý do là vì đầu khớp bị cọ sát khi vận động, gây kích ứng viêm ra các mô mềm quanh nó.
  • Kém vận động: Biểu hiện này cũng phổ biến ở hầu hết các dạng viêm khớp mãn tính. Trong đó, mới đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ nên khó đi lại, vận động. Tuy nhiên, càng về sau, nếu không chữa trị thì các tổn thương càng nhiều. Do đó việc vận động sẽ khó khăn hơn nữa, thậm chí có thể mất khả năng tạm thời.

Đó là các triệu chứng phổ biến, thường thấy nhất ở bệnh nhân viêm khớp mãn tính. Ngoài ra, nhiều người còn gặp phải những phát sinh thứ phát như sốt, lạnh người, uể oải, chán ăn..

Viêm khớp mãn tính nguy hiểm hay không?

Có thể nói mức độ nguy hiểm của viêm khớp mãn tính cũng phụ thuộc vào thể bệnh. Theo đó:

  • Thoái hóa khớp là tình trạng ít đe dọa đến sức khỏe nhất. Bệnh này lành tính và tiến triển chậm, thường chỉ biểu hiện nhiều khi thay đổi thời tiết hoặc vận động mạnh.
  • Còn các bệnh như viêm khớp dạng thấp, gout, viêm khớp vảy nến và các thể bệnh do rối loạn chuyển hóa khác thường tiến triển nhanh và phức tạp, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe do mắc bệnh viêm khớp mãn tính là:
  • Người bệnh bị biến dạng các khớp, hoặc tàn phế.
  • Ảnh hưởng đến thận, làm hình thành sỏi và khiến thận suy yếu.
  • Người bệnh có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương.
  • Gây các tổn thương ở tim, phổi, biến chứng lên mắt hoặc vào đường ruột.

Ngoài ra, viêm khớp mãn tính còn ảnh hưởng đến khả năng lao động, hoạt động sống hàng ngày và giấc ngủ. Vì vậy, có thể nói viêm khớp mãn tính là bệnh có thể gây nguy hiểm, tác động xấu đến tinh thần, hoạt động, sức khỏe của người bệnh.

Những triệu chứng BỆNH XƯƠNG KHỚP của bạn?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Chẩn đoán viêm khớp mãn tính thế nào?

Viêm khớp mãn tính có nhiều thể bệnh và biểu hiện khác nhau, do nhiều nguyên nhân tác động. Để chẩn đoán chính xác thể bệnh gây viêm khớp mãn tính, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Tìm hiểu tiền sử các bệnh liên quan, quan sát, hỏi thêm bệnh nhân về các triệu chứng bệnh.
  • Sau đó, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng, tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.
  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng đặc trưng quan sát hoặc hỏi được để khoanh vùng thể bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Một số xét nghiệm như siêu âm, chụp CT, X-Quang, PRI sẽ được tiến hành. Từ hình ảnh thu được, bác sĩ có thể quan sát rõ ràng các tổn thương trong mô sụn, cấu trúc khớp hay màng bao hoạt dịch.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Đây là bước giúp bác sĩ đánh giá về số lượng bạch cầu, kháng thể và tốc độ lắng của máu. Từ đó phân biệt và xác định chính xác thể bệnh viêm khớp mãn tính của bạn.

Trong một vài trường hợp có thể bạn sẽ được yêu cầu tiến hành thêm các xét nghiệm khác như kiểm tra chức năng gan, thận hoặc chọc hút dịch ở khớp.

Cách chữa trị viêm khớp mãn tính

Viêm khớp mãn tính là bệnh diễn tiến dai dẳng, không thể chữa khỏi hết hẳn. Mọi cách chữa hiện nay chỉ nhằm kiểm soát các triệu chứng và làm viêm khớp mãn tính tiến triển chậm. Đồng thời giúp phục hồi chức năng của hệ xương, giải tỏa những khó chịu, trở ngại do tình trạng này gây nên.

Điều trị bằng cách dùng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là lựa chọn phổ biến của nhiều người khi đến bệnh viện khám chữa viêm khớp mãn tính. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến trình phát triển bệnh.

Một số thuốc uống thường được sử dụng trong điều trị bệnh ở khớp này, bao gồm:

  • Paracetamol và một số thuốc có tác dụng giảm đau tương tự.
  • Corticosteroid hoặc các thuốc chống viêm không chứa steroid.
  • Colchicin dùng cho người bị bệnh gout.
  • Glucosamine và các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm khác như MSM, Chondroitin,…
  • Sulfasalazine hoặc thuốc chống thấp khớp khác như Leflunomide, Methotrexate,…
  • Một số thuốc có công dụng ức chế sự tổng hợp axit uric hoặc thúc đẩy khả năng đào thải, làm tiêu chất này.
viem khop man tinh
Một số thuốc Tây có tác dụng làm giảm đau nhức ở xương

Bên cạnh các thuốc uống, người bị viêm khớp mãn tính có thể còn được chỉ định dùng các thuốc tiêm như:

  • Corticosteroid: Corticosteroid dạng tiêm có hiệu quả giảm đau trong xương. Loại này được dùng khi người bệnh không sử dụng được thuốc uống. Thuốc tiêm chứa corticosteroid có tính rủi ro cao nên chỉ được sử dụng tối đa 3 lần/năm. Bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ nếu cần sử dụng, thuốc chỉ được tiêm lần tiếp theo khi mũi trước đó đã được sử dụng trên 3 tháng.
  • Axit hyaluronic: Loại này được chỉ định dùng cho những người bị thoái hóa khớp. Nó có tác dụng giống như dịch nhờn mà màng bao hoạt dịch tiết ra là làm giảm ma sát ổ khớp, tăng khả năng vận động.
  • Thuốc sinh học: Đây là loại thuốc được tổng hợp bằng công nghệ tổ hợp gen/tế bào ở người và động vật. Chúng thường được dùng trong điều trị viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp. Cơ chế của nó là làm thay đổi các đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó giảm các tổn thương trong ổ khớp và loại trừ các yếu tố gây đau.

Mặc dù có rất nhiều loại thuốc trị viêm khớp mãn tính nhưng việc chọn dùng phải căn cứ vào độ tuổi, tình trạng bệnh. Đa phần thuốc Tây dùng trong điều trị các thể bệnh này đều có những tác dụng phụ, dẫn đến rủi ro nhất định. Cho nên, tốt nhất là bạn hãy trao đổi với bác sĩ về liều dùng, cách sử dụng, tương tác thuốc…

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây, người bị viêm khớp mãn tính cần tiến hành vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động, giảm triệu chứng bệnh. Có những kỹ thuật, bài tập tốt sau đây bạn nên tham khảo:

Vật lý trị liệu thụ động

Vật lý trị liệu thụ động là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp mãn tính có sự tác động của máy móc. Một số kỹ thuật phổ biến thuộc dạng này là:

  • Điện trị liệu: Đây là kỹ thuật dùng tia điện để kích thích các dây thần kinh phản ứng nhạy bén khi vận động. Ngoài ra, nó cũng góp phần chống viêm, giảm đau ở người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc khớp vai.
  • Thủy trị liệu: Đây là phương pháp vật lý trị liệu dùng kỹ thuật tắm các tia nước ấm lực và tắm điện một chiều tứ chi. Khi tiến hành cách này, tuần hoàn máu của người bệnh được cải thiện. Đồng thời các khối cơ khỏe hơn, ít co thắt quá độ. Cảm giác đau nhức theo đó cũng giảm đi.
  • Sóng siêu âm: Kỹ thuật này dùng được cho tất cả các thể bệnh viêm khớp mãn tính. Nó giúp làm nóng các mô, gân, khối cơ và hỗ trợ lưu thông máu. Đồng thời đem lại hiệu quả chống viêm giống như khi dùng thuốc chứa steroid tại chỗ.
  • Quang trị liệu: Phương pháp này sử dụng đến ánh sáng và các tia laser để giảm tổn thương. Nó thường được áp dụng và cho hiệu quả cao đối với thể bệnh viêm khớp vảy nến. Để tăng hiệu quả điều trị, người ta hay kết hợp với việc truyền thuốc.

Kỹ thuật tập luyện chủ động:

Các phương pháp trên đều là những cách làm có phụ thuộc vào máy móc. Để tiến hành vật lý trị liệu đơn giản tại nhà, các bác sĩ còn hướng dẫn cho bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi chức năng ổ khớp đơn giản.

Đây là cách người bệnh có thể chủ động bảo tồn khả năng vận động. Đồng thời giảm các biến chứng do viêm khớp mãn tính gây ra và kìm hãm sự phát triển của bệnh.

Phẫu thuật trị viêm khớp mãn tính

Nếu mọi cách chữa trị viêm khớp mãn tính đều không đem lại hiệu quả thì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng. Nó thường được chỉ định khi ổ khớp của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng, làm mất khả năng vận động.

Với giải pháp này, người bệnh sẽ được phẫu thuật chỉnh hình cấu trúc ổ khớp để thay thế bộ phận bị tổn thương bằng các vật liệu nhân tạo.

viem khop man tinh
Phẫu thuật khớp ngón tay

Tùy vào dạng viêm khớp mãn tính và tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cách phẫu thuật ngoại khoa tương ứng. Một số kỹ thuật thường dùng trong phẫu thuật bệnh này là:

  • Kỹ thuật cải thiện ngoài mô sụn, làm sạch ổ khớp.
  • Thay khớp.
  • Khoan ổ khớp.
  • Kỹ thuật cấy tế bào sụn.
  • Cải thiện bề mặt mô sụn, loại bỏ yếu tố gây viêm ở ổ khớp.
  • Phẫu thuật bỏ tophi…

Phẫu thuật trị viêm khớp mãn tính thường tốn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu được chỉ định điều trị bằng cách này, người bệnh nên chuẩn bị tinh thần và viện phí đầy đủ.

Các bài thuốc Đông y dùng cho người bị viêm khớp mãn tính

Cũng giống như hầu hết các thuốc Tây, Đông dược chỉ có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát các biểu hiện của viêm khớp mãn tính. Có một số bài thuốc đến nay được sử dụng phổ biến và cải tiến, thích hợp cho người bệnh này như sau:

Bài thuốc bổ can tiêu độc

Để giảm các triệu chứng đau nhức ở xương khớp và làm tiêu viêm, trừ độc, bạn có thể dùng các thuốc bổ can tiêu độc. Nhóm dược liệu có công dụng này gồm:

  • Cây diếp dại.
  • Nụ hồng hoa.
  • Kim đằng.
  • Thương nhĩ.
  • Mạo xạ hương.
  • Mẫu đơn đỏ.

Cách dùng: Đem rửa sạch và sắc nước cô đặc để uống sau các bữa ăn trong ngày. Dùng đều đặn khi có biểu hiện đau nhức, viêm tái phát.

Bài thấp diệu phương

Thấp diệu phương là tên gọi của phương thuốc bí truyền từ xưa có tác dụng trị viêm khớp hiệu quả. Bài thuốc nhằm mục đích trừ thấp, cải thiện chức năng thận, giảm đau ở các dây thần kinh và sưng nhức khớp nói chung.
Các dược liệu phổ biến trong thấp diệu phương bao gồm:

  • Khương hoạt.
  • Hồ vương sứ giả.
  • Phòng phong.
  • Sơn thục.
  • Ngưu tất.
  • Mộc qua.

Cách dùng: Rửa sạch và sắc lấy nước cô đặc để uống sau các bữa ăn trong ngày. Dùng đều đặn hoặc khi có biểu hiện đau nhức, viêm xuất hiện lại.

viem khop man tinh
Dùng thuốc Đông y cải thiện các triệu chứng sưng, đau, viêm ở xương khớp

Bài thuốc dưỡng cốt bổ thận cho người viêm khớp mãn tính

Đây là bài thuốc bồi bổ vào thận, khí huyết, làm giảm đau mỏi xương khớp, do phong, thấp, nhiệt nhiều ngày.
Các dược liệu chính trong thuốc dưỡng cốt bổ thận bao gồm:

  • Hầu vĩ tóc.
  • Thanh phong đằng.
  • Lông cu li.
  • Tục đoạn.
  • Ngọc ti bì.
  • Ba kích.
  • Xuyên khung.

Cách dùng: Đem sắc lấy nước cô đặc để cho người đau khớp uống sau các bữa ăn trong ngày. Nên dùng đều đặn hoặc khi thời tiết thay đổi gây đau nhức, viêm xuất hiện lại.

Các mẹo dân gian

Cũng là những mẹo chữa hay lấy dược liệu từ tự nhiên, các cách chữa viêm khớp mãn tính trong dân gian thường cho hiệu quả tốt trong việc cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên cũng chỉ cho hiệu quả tạm thời, nhưng cách chữa này khá tiện lợi và đơn giản nên khá nhiều người lựa chọn.

Chữa bằng lá ngải:

Lá ngải thường được đem ngâm rượu để tăng tác dụng trị đau nhức ở các khớp chân, tay, lưng, cổ… trong những ngày trời chuyển lạnh.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy lá ngải cứu tím đem rửa sạch, dùng khoảng 200g – 300g là đủ.
  • Để lá ngải ráo nước rồi chia ba, một phần đem sao với 2 chén rượu gạo.
  • Sau khi lá ngải nóng và héo lại, bạn cho vào miếng vải xô và đắp lên vùng đau ngay khi còn nóng.
  • Giữ như vậy cho đến khi hơi ấm không còn thì bỏ ra.
  • Hai phần còn lại cũng đem sao lên rồi ngâm với rượu trắng khoảng 2 tuần để làm thuốc.
  • Mỗi khi trời trở lạnh hoặc các xương khớp bị viêm có biểu hiện sưng đau thì lấy một phần xoa xung quanh và massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút..

Giảm viêm khớp mãn tính bằng lá lốt:

Với công dụng trị viêm, tiêu sưng, lá lốt có thể dùng bằng đường uống, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng sưng đau ở khớp.

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 10 lá lốt phơi khô cho vào đun với 2 bát nước.
  • Giữ lửa nhỏ để nước cạn dần đi một nửa.
  • Sau đó chắt lấy nước để uống ấm sau bữa tối.
  • Tiến hành cách chữa viêm khớp mãn tính bằng lá lốt liên tục 10 ngày như vậy để triệu chứng bệnh giảm hẳn.
viem khop man tinh
Lá lốt có tác dụng tốt đối với việc trị viêm ở hệ xương

Ngoài các mẹo trên, dân gian còn rất nhiều cách chữa bệnh về khớp khác từ thảo dược. Chẳng hạn như dùng lá hy thiêm, cây bưởi bung, cỏ xước… cũng đều cho tác dụng tương tự. Người bệnh có thể linh động trong việc tìm thảo dược trị viêm đa khớp mãn tính.

Bị viêm khớp mãn tính ăn gì tốt? Thực phẩm nên kiêng

Người bị viêm khớp mãn tính, đặc biệt là ở thể bệnh gout hay viêm khớp vảy nến rất cần xây dựng chế độ ăn khoa học. Bởi lẽ nhiều thực phẩm gây béo phì, dư đạm, hoặc gây dị ứng dễ làm các triệu chứng của bệnh này bùng phát. Người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp sau:

  • Cá hồi, tôm, cá ngừ và các thực phẩm giàu vitamin D khác như: Nấm, sữa đậu nành, ngũ cốc, nước cam, bột yến mạch.
  • Các loại hạt, phô mai và những thực phẩm cung cấp canxi khác như: Sữa chua, hạnh nhân, cải rổ, cải xoăn, rau dền.
  • Cá thu, cá trích cùng các loại cung cấp Omega 3 tốt cho cơ thể như hàu, trứng cá muối, hạt chia, hạt óc chó.
  • Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của người bệnh nên được bổ sung các dưỡng chất khác như protein, magie, kali…
  • Bên cạnh các thực phẩm tốt cho xương kể trên, người bị viêm khớp mãn tính nên kiêng dùng nhóm thịt đỏ, măng tây… Không dùng chất kích thích và nội tạng động vật. Đây là những nhóm thức ăn dễ gây thừa đạm, tăng nguy cơ viêm nhiễm ở khớp hoặc gây kích ứng, tạo phản ứng viêm và sưng tấy ra các mô mềm.

Xây dựng chế độ ăn thích hợp là cách giúp người bệnh viêm khớp kiểm soát cân nặng. Đồng thời giảm các nguy cơ gây bệnh khác giảm tốc độ viêm, tổn thương ở xương, sụn.

Cách phòng ngừa triệu chứng tái phát

Vì bệnh này thường dai dẳng và dễ tái phát nên người bệnh cần chăm sóc sức khỏe hàng ngày thật cẩn thận. Cần chú ý:

  • Nên dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp các khớp xương, nhất là khi trời lạnh.
  • Giữ ấm chân và tay vào mùa đông, tránh để không khí lạnh làm các khớp bị co cứng, khí huyết khó lưu thông.
  • Không đứng, ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu làm xương bị tê nhức, khó cử động.
  • Nên đạp xe, ngồi thiền, đi bộ, bơi hoặc tập các bài yoga để cải thiện chức năng vận động tự chủ của xương.
  • Giữ tâm lý lạc quan mỗi ngày bằng cách suy nghĩ tính cực, không làm việc quá sức. Tránh để stress làm các ổ viêm ở khớp bị kích ứng.
  • Nên thăm khám định kỳ để kiểm tra mật độ xương, tình trạng khớp và các vấn đề sức khỏe khác.

Viêm khớp mãn tính có ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng vận động của cơ thể. Để tránh gặp phải phiền toái do bệnh này gây ra, bạn nên đi khám bác sĩ và tuân thủ các chỉ dẫn về việc kiểm soát, phòng ngừa tái phát bệnh.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm

Triệu chứng của bạn?

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *