Viêm Nang Lông Ở Trẻ Em Do Đâu, Phòng Tránh Thế Nào?

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu phổ biến có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, việc điều trị viêm nang lông cho trẻ em khó hơn nhiều so với người lớn. Bởi làn da của bé lúc này khá nhạy cảm, việc điều trị sai cách rất dễ dẫn tới tác dụng ngược. Vậy viêm nang lông ở trẻ em là do đâu, điều trị và phòng tránh thế nào? Nếu cha mẹ đang băn khoăn về vấn đề này, có thể bớt chút thời gian tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bệnh viêm nang lông ở trẻ em là gì?
Viêm nang lông ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở nang lông ở các bé. Trong đó, nâng lông được ví như một cách túi nhỏ nằm trong lớp biểu bì da, chúng có chức năng chi phối đến sự phát triển của lông và tóc. Khi nang lông bị viêm, chúng sẽ khiến da bị ngứa và nổi các nốt mụn đỏ.

Hiện tượng viêm nang lông xuất hiện có thể do sự ma sát được gây ra bởi quần áo, mồ hôi, mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày. Sự tác động của các yếu tố này chính là tác nhân gây bít tắc, kích ứng nang lông. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh cư trú trên bề mặt da gây viêm, nhiễm trùng.
Triệu chứng viêm nang lông ở trẻ
Viêm nang lông có thể xuất hiện ở một vị trí hoặc khắp cơ thể. Trong đó phổ biến nhất là vùng mặt, da đầu, mông, tay, chân, bẹn, nách và lưng. Ngay khi bị nhiễm bệnh, các tác nhân sẽ gây ra một số tổn thương ở nang lông có dạng mụn đỏ. Bên trong những nốt mụn này có thể chứa mủ hoặc không và thường bị đâm xuyên qua bởi 1 – 2 sợi lông. Cũng có không ít trường hợp, lông không thể mọc ra ngoài mà nằm cuộn tròn trong nốt mụn này.
Viêm nang lông ở trẻ em hay người lớn đều có các triệu chứng tương tự như nhau. Xét về kích thước, các nốt mụn thường không đồng đều, chúng có đường kính từ 2 – 5mm và được bao bọc ở một vùng da bị viêm từ hồng tới đỏ. Nếu không may mụn bị vỡ, chúng có thể làm tràn dịch mủ, máu và tạo thành lớp vảy, gây nguy cơ viêm nhiễm lan rộng hoặc có thể gây rụng tóc nếu bị viêm nang lông ở đầu.
Ngoài các nốt mụn, trẻ bị viêm nang lông còn cảm thấy ngứa ngáy, làm tăng nguy cơ để lại sẹo nếu cào gãi quá nhiều. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng tới toàn bộ nang lông trên vùng da rộng, ăn sâu vào tế bào da, gây đau, rát như bị bỏng. Từ đó khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc và có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác.
Nguyên nhân gây viêm nang lông ở trẻ em
Theo các thông tin được công bố, nấm – vi khuẩn tụ cầu chính là thủ phạm gây viêm nang lông ở trẻ em. Các bé có thể đã tiếp xúc trực tiếp tại khu vực tổn thương của người đang bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung đồ cá nhân như khăn tắm, nón mũ, chăn, gối,.. Ngoài ra, viêm nang lông ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn hình thành do những nguyên nhân khác như:
- Các con có hệ miễn dịch yếu, do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hoặc đang được hóa trị ung thư, mắc bệnh bạch cầu, tiểu đường, viêm gan virus, HIV,…
- Trẻ có vết thương ngoài da do té ngã, va quệt, vết mổ phẫu thuật,… gây viêm nhiễm và khiến các tác nhân có hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
- Trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm steroid trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông, viêm da cơ địa và các bệnh ngoài da khác.
- Cha mẹ cho bé mặc đồ quá chật, chất loại vải không thấm hút mồ hôi tốt, vải thô cứng khiến quần áo cọ vào da, gây trầy xước và kích ứng da.
- Trẻ thường xuyên tới hồ bơi, bể tắm công cộng không sạch sẽ hoặc không vệ sinh lại cơ thể đúng cách sau khi ra về.
- Do bé mắc bệnh ngoài da như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, dị ứng,…

Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm nang lông?
Như đã đề cập, viêm nang lông là bệnh lý phổ biến nên có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, những đứa trẻ có các yếu tố sau đây sẽ có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn những trường hợp còn lại:
- Trẻ bị mụn trứng cá hoặc bị mắc bệnh chàm.
- Có vết thương hở, vết cắt có dấu hiệu nhiễm trùng da.
- Trường hợp thường sử dụng kháng sinh, corticoid trong thời gian dài đều làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông.
- Khả năng miễn dịch của trẻ kém do mắc bệnh bạch cầu, đái tháo đường hoặc HIV,…
Chẩn đoán viêm nang lông ở trẻ thế nào?
Để biết trẻ có bị viêm nang lông hay không, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra. Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng của bé và đặt ra một số câu hỏi như trẻ trước đây có bị viêm nang lông hay không, mụn đỏ ở nang lông xuất hiện từ bao giờ, có triệu chứng nào, tiền sử bệnh, loại thuốc đang dùng,…
Thông qua các câu hỏi, bác sĩ sẽ ghi nhận thông tin và chẩn đoán. Tuy nhiên để kết quả được chuẩn xác, bé cần thực hiện thêm một số xét nghiệm mẫu bệnh phẩm theo chỉ định cụ thể dựa theo tình trạng thực tế của từng bé.
Trẻ nhỏ bị viêm nang lông có nguy hiểm không?
Mặc dù viêm nang lông không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được can thiệp xử lý đúng cách thì chúng có thể lan rộng qua vùng da xung quanh và dễ trở thành bệnh mãn tính. Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, các bé có thể phải đối diện với các biến chứng như:

- Bội nhiễm vi khuẩn và lở loét da.
- Da bị tổn thương vĩnh viễn, có sẹo và đốm thâm đen cực kỳ mất thẩm mỹ.
- Nhiễm trùng máu.
- Rụng tóc, hói do ảnh hưởng của viêm nang lông da đầu.
- Hình thành mụn nhọt, mụn đinh râu gây viêm mô tế bào.
Do đó, để tránh các tác dụng nguy hiểm này, cha mẹ nên chủ động đưa các bé đi khám ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không tự ý điều trị ở nhà hoặc áp dụng theo phương pháp dân gian truyền miệng nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
Cách điều trị viêm nang lông ở trẻ em
Các cách điều trị viêm nang lông ở trẻ em sẽ được chỉ định dựa theo mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bé. Trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian để cải thiện bệnh. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, chăm sóc da đúng cách là được. Tuy nhiên, nếu bị viêm nang lông nặng, bạn cần chữa trị theo phương pháp y khoa, cụ thể là dùng thuốc tân dược.
Mẹo dân gian chữa bệnh
Trong dân gian, cha ông ta thường điều trị tình trạng viêm nang lông cho trẻ bằng các nguyên liệu tự nhiên có tính diệt khuẩn, kháng viêm cao như trầu không, dầu dừa, lá trà xanh,… Được biết các nguyên liệu này rất dễ tìm, lại lành tính nên bạn có thể sử dụng được cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Chi tiết như sau:
- Lá trầu không: Nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn mà lá trầu không có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Khi bé bị bệnh, mẹ có thể nấu nước lá trầu không để tắm cho bé mỗi ngày.
- Lá trà xanh: Tương tự như lá trầu không, bạn có thể sử dụng 1 nắm lá trà xanh đã được rửa sạch, mang đun sôi cùng 2 lít nước. Sau đó dùng nước trà xanh để tắm cho trẻ ngày 1 lần cho tới khi các triệu chứng được cải thiện.
- Dầu dừa: Với khả năng dưỡng ẩm vượt trội cùng các hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, dầu dừa sẽ giúp giải quyết tốt các triệu chứng khó chịu do viêm nang lông gây ra. Theo đó, mỗi ngày bạn cần dùng vài giọt dầu dừa thoa lên khu vực bị viêm nang lông cho bé với tần suất 2 – 3 lần/ngày. Sau 30 phút, khi các dưỡng chất có trong dầu dừa đã thấm vào da, bạn nhẹ nhàng rửa lại với nước ấm để tránh làm bít tắc lỗ chân lông.

- Cám gạo: Đây cũng là nguyên liệu có khả năng làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ lớp vảy sừng trên da khá hiệu quả. Song song với đó, cám gạo cũng giúp bổ sung vitamin B – hoạt chất có khả năng giảm sưng viêm ở nang lông. Để thực hiện, mẹ lấy một ít cám gạo trộn với sữa tươi không đường rồi thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị, massage 20 phút rồi rửa lại với nước cho sạch.
- Nha đam: Nguyên liệu này có thể tận dụng để trị viêm nang lông ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nha đam cực giàu chất chống oxy hóa, cộng thêm khả năng kháng khuẩn mạnh mà nguyên liệu có thể loại bỏ triệu chứng viêm nang lông hiệu quả. Với mẹo chữa này, bạn cần thoa gel nha đam lên da bé mỗi ngày 1 – 2 lần để làm dịu cơn ngứa, dưỡng ẩm cho da.
Trị viêm nang lông ở trẻ em bằng thuốc Tây y
Trường hợp bị viêm nang lông nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng thì việc dùng thuốc điều trị là điều không thể tránh khỏi. Sau khi có kết quả thăm khám cụ thể, bác sĩ có thể kê cho bé những loại thuốc đặc trị như:
- Thuốc kháng sinh: Có thể là thuốc uống hoặc bôi ngoài da thường được chỉ định cho những trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoặc có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn.
- Thuốc kháng Histamin: Có hiệu quả nhanh trong việc làm giảm ngứa, giúp các con cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc NSAID: Nhóm thuốc này có khả năng chống viêm nang lông, giảm đau, hạn chế tình trạng ngứa rát.
- Thuốc chống nấm: Trong trường hợp các vé bị viêm nang lông do nấm thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc này.
Tuy nhiên, nếu viêm nang lông đã tiến triển qua giai đoạn mãn tính, việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi. Hoặc các bé không có khả năng đáp ứng tốt với thuốc điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc để sử dụng thủ thuật y tế khác cho bé. Cụ thể như sau:
- Sử dụng liệu pháp ánh sáng trị viêm nang lông.
- Triệt lông vĩnh viễn bằng laser nhằm ngăn bệnh tái phát trở lại.
- Cuối cùng là tiểu phẫu trên vùng da bị tổn thương nổi mụn nhọt to nhằm lấy sạch mũ, giúp giảm cảm giác đau nhức, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.

Biện pháp giúp ngăn ngừa viêm nang lông ở trẻ nhỏ
Viêm nang lông là bệnh lý có thể điều trị dứt điểm và hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Vậy nên, để tránh cho con trẻ mắc phải bệnh da liễu này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Tắm rửa cho bé thường xuyên để hạn chế làm tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi trên da. Cha mẹ nên chọn loại sữa tắm có tính dịu nhẹ, an toàn với làn da của bé. Với những trẻ đã từng có tiền sử bị viêm nang lông, bạn nên ưu tiên chọn loại sữa tắm có tính kháng khuẩn. Tuyệt đối không để trẻ sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh, chứa nhiều bọt vì chúng có thể khiến da, nang lông của bé bị kích ứng nghiêm trọng hơn.
- Dùng khăn mềm lau người cho bé, không kỳ cọ mạnh hoặc dùng nước quá nóng hay quá lạnh để tắm. Chỉ mặc quần áo cho bé sau khi đã lau khô người.
- Dù là mùa hè hay mùa đông thì cha mẹ vẫn cần giữ ẩm da cho bé. Bởi việc duy trì độ ẩm trên da sẽ giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do da khô, thiếu nước. Lưu ý nên dùng những sản phẩm được đặc chế dành riêng cho trẻ em, tránh lấy kem dưỡng ẩm của người lớn để dùng cho trẻ.
- Khuyến khích các bé uống nhiều nước lọc, nước khoáng, nước ép trái cây, nước canh, nước luộc râu,… để bổ sung chất lỏng cho cơ thể đa dạng hơn. Việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp làn da khỏe mạnh, căng bóng, đồng thời giúp đào thải các độc tố, thanh lọc cơ thể một cách hữu hiệu.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi cho bé. Ưu tiên dùng quần áo có chất liệu vải mềm, mỏng, loại bỏ trang phục ôm sát người ra khỏi tủ đồ. Thúc giục các bé thay quần áo sau khi bé tập thể dục hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.
- Quần áo, khăn tắm của trẻ nên giặt riêng và đem sấy ở nhiệt độ cao hoặc phơi ngoài trời nắng để tiêu diệt nấm, vi khuẩn.
- Không để trẻ mặc quần áo tắm ướt sau khi bơi, khi tắm ở bể bơi công cộng xong cần cho các con tắm lại bằng nước sạch và xà phòng càng sớm càng tốt.
- Không để trẻ dùng hồ bơi hoặc tắm bồn tắm nước nóng khi trẻ đang có vết thương hở trên da.
- Quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày để giúp trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng. Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất để giúp trẻ có sức đề kháng tốt cũng như hạn chế nguy cơ bị suy dinh dưỡng, giảm khả năng miễn dịch.

- Hạn chế tối đa việc cho trẻ uống nước ngọt có ga, ăn nhiều đồ chiên dầu mỡ, cay nóng,… hoặc đồ ăn được chế biến sẵn như xúc xích, đồ đóng hộp,…
- Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao thường xuyên và giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày.
- Nếu thấy cơ thể bé xuất hiện các dấu hiệu bất thường, trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên nhân thì cha mẹ cần đưa các bé tới bệnh viện thăm khám ngay. Tránh trường hợp tự mua thuốc về và điều trị tại nhà cho bé khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
Viêm nang lông ở trẻ em là bệnh lý không nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây biến chứng nếu không được can thiệp xử lý sớm và đúng cách. Trẻ em là đối tượng có làn da nhạy cảm, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân nên việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Vậy nên cha mẹ cần chú ý nhiều hơn tới đời sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của các bé để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!